Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nhạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Ngọc Thiện: Thành công cả hai vai trò

Tạp Chí Giáo Dục

Nhạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Ngọc Thiện: Thành công cả hai vai trò - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Nhạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Ngọc Thiện: Thành công cả hai vai trò Audio

Là mt bác sĩ nha khoa thưng xuyên tiếp xúc vi s đau đn ca bnh nhân, vì thế nhc sĩ Nguyn Ngc Thin ch mun sáng tác nhng ca khúc vui tươi, đy tính nhân văn. Ông là mt tài năng ca ngh thut, thành công c hai vai trò nhc sĩ ln bác sĩ.

Nhạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Ngọc Thiện tham gia một chương trình truyền hình 

Nhng sáng tác đi vào cuc sng

Với hơn 40 năm hoạt động nghệ thuật, nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện là tác giả của hàng trăm ca khúc được khán giả yêu mến như: Ơi cuộc sống mến thương, Như khúc tình ca, Người mẹ, Nụ hoa và cây súng, Ngọn lửa trái tim, Chia tay tình đầu, Cơn mưa lao xao, Mùa xuân ơi, Cô bé dỗi hờn, Nhớ ơn thầy cô, Ngày đầu tiên đi học… Trong đó ca khúc Ơi cuộc sống mến thương là một trong những bài hát nâng được tinh thần của rất nhiều khán giả trong những năm tháng khó khăn ở thập niên 80: “Có chú chim non nho nhỏ/ Cất tiếng líu lo như muốn ngỏ/ Buổi sáng quanh ta như xao động/ Ôi cuộc đời ơi ta mến thương!”.

Năm 1982, bài hát Ơi cuộc sống mến thương được lực lượng thanh niên xung phong sử dụng dự thi “Liên hoan ca khúc chính trị” và đoạt giải nhất. Đây được xem là bước ngoặt quan trọng, đưa bài hát đến gần hơn với công chúng và được nhiều ca sĩ nổi tiếng thời bấy giờ thu âm và biểu diễn. Bài hát không chỉ là một ca khúc mà còn là một thông điệp đầy ý nghĩa. Dù cuộc sống ngày đó rất nhiều gian nan nhưng nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện đã chọn cách nhìn cuộc đời bằng sự yêu thương.

Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện là một trong những người tiên phong trong việc sáng tác âm nhạc gắn liền với các sự kiện xã hội, chẳng hạn bài hát Như khúc tình ca. “Khi đó, lực lượng thanh niên xung phong đã yêu cầu tôi tham gia viết một bài hát để kỷ niệm 10 năm thành lập, tôi rất sẵn sàng. Bởi vì, bài hát Ơi cuộc sống mến thương của tôi được nổi tiếng đến vậy là nhờ vào lực lượng thanh niên xung phong, nên tôi rất biết ơn vì điều đó. Vào năm 1985, tôi viết một bài hát xem như là món quà để trả nợ ân tình đó, và tôi đã đặt tên bài hát đó là Như khúc tình ca. Khi đặt tên cho bài hát đó, tôi nghĩ rằng món nợ cũng giống như là tình ca, vì tình ca là điều khiến mọi người phải nhớ đến”, nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện tiết lộ.

Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện cùng MC Nguyên Khang, ca sĩ Thanh Ngọc, ca sĩ Hồ Trung Dũng

Nhắc đến nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện, khán giả yêu âm nhạc còn yêu thích những bài hát dành cho tuổi học trò. Ông chia sẻ về giai đoạn đáng nhớ trong sự nghiệp sáng tác của mình, khi ông viết những bài hát về tuổi học trò, đặc biệt là những ca khúc ghi dấu những “cô bé dễ thương”. Theo ông, những cô bé hồn nhiên xuất hiện trong các sáng tác của ông là những cô gái học dưới ông 1 đến 2 lớp đầy sự ngây thơ và dễ thương. Chính những kỷ niệm đó đã truyền cảm hứng để ông sáng tác. “Khi tôi học trường y, thì đội văn nghệ của tôi toàn là những bạn lớp dưới tôi 2 năm, 3 năm, những bạn đó là những cô bé rất dễ thương và hồn nhiên. Đối với tôi, những bạn nhỏ hơn tôi 1-2 năm thì tôi gọi là cô bé. Từ đó, tôi đã có những ý tưởng cho ca khúc Cô bé u sầu, Cô bé dỗi hờn… ra đời”, ông bật mí.

Mt thy thuc ưu tú

Bên cạnh sự nghiệp nhạc sĩ thì Nguyễn Ngọc Thiện còn có một sự nghiệp song song là một bác sĩ nha khoa. Ông duy trì rất tốt giữa hai công việc của mình và công việc bác sĩ cũng là một trong những nguồn cảm hứng sáng tác của ông. “Khán giả sẽ thấy rằng những bài hát của tôi luôn mang đến những điều vui tươi, hạnh phúc. Tôi rất ít khi viết những bài hát mang tính dằn vặt, đau khổ. Mỗi ngày tôi vào bệnh viện làm việc, tôi chứng kiến rất nhiều đau khổ, nên tôi nghĩ rằng mình cần phải có những bài hát hạnh phúc, rạng rỡ, thêm yêu cuộc sống”, nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện bày tỏ.

Tốt nghiệp THPT, Nguyễn Ngọc Thiện quyết tâm thi vào ngành y. Mặc dù mê âm nhạc từ nhỏ nhưng ông và nhiều bạn bè không dám mơ “lấy âm nhạc để nuôi sống bản thân”.

Bước vào trường y, Nguyễn Ngọc Thiện dành nhiều thời gian cho việc học. Tại trường, ông tham gia các hội thi văn nghệ. Đam mê lớn dần theo thời gian nên ông tập tành sáng tác. Sau đó, ông thi đậu Khoa Sáng tác Nhạc viện TP.HCM và học 2 trường cùng lúc.

Hin ti, tuy đã qua tui 70 nhưng ông vn rt nhit tình vi công vic. Ngoài qun lý phòng nha khoa ca riêng mình, ông vn sáng tác theo đơn đt hàng hoc ph nhc nhng bài thơ tâm đc. Vi Nguyn Ngc Thin, làm bác sĩ nha khoa hay nhc sĩ sáng tác âm nhc đu khiến ông cm thy bn thân sng có ý nghĩa, vi mc đích đem ni và hnh phúc dâng cho đi.

Theo Nguyễn Ngọc Thiện, trong thời gian gắn bó với nghề y, ông lần lượt trải qua các vị trí bác sĩ khám bệnh, Phó khoa rồi Trưởng khoa tại Bệnh viện Răng – Hàm – Mặt Trung ương tại TP.HCM và đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Thầy thuốc ưu tú” năm 2004.

Hỏi ông, trong cuộc sống hàng ngày, làm sao để dung hòa trong sự giao thoa giữa một bên nghệ thuật và một bên là y học, liệu có nảy sinh mâu thuẫn không. Ông bảo: “Không có gì mâu thuẫn cả mà ngược lại còn bổ sung cho nhau rất tốt. Nghề nào tôi cũng đi đến tận cùng chứ không là một người rong chơi. Nhạc sĩ cũng như nghề thầy thuốc của tôi đều có chung một mục đích là đem lại nụ cười, niềm tin và hạnh phúc trong cuộc sống. Tôi nghĩ rằng hàng ngày bệnh nhân đến với mình, nhiệm vụ của bác sĩ là làm giảm nỗi đau tức thời cho bệnh nhân để có nụ cười rạng rỡ, mang lại niềm tin cho họ. Cả hai nghề đều xuất phát từ cái tâm muốn con người hoàn thiện. Chính sự giao thoa giữa nhạc sĩ và bác sĩ sẽ hỗ trợ nhau…”.

Thật sự, hai công việc này đan xen, tạo nên một bác sĩ – nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện vừa tỉ mỉ khi khám bệnh vừa bay bổng với âm nhạc. Và từ thực tế nghề nghiệp, ông sáng tác bài hát Bé tập chải răng được trẻ em yêu thích. Ông kể: “Sau bài hát ấy có nhiều phụ huynh khi gặp “trách khéo” vì nếu không mở bài hát Bé tập chải răng là con không chịu đánh răng, không chịu ăn cơm. Nghe vậy, tôi cảm thấy nhạc của mình đã chạm tới được tâm hồn trẻ thơ, góp phần giúp các bé thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng, mang lại nhiều giá trị hữu ích”.

Anh Khôi

Bình luận (0)