Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nhạc sĩ, kỹ sư trở thành nhà báo

Tạp Chí Giáo Dục

Qun chúng yêu nhc đu biết hai ca khúc quen thuc Vàm C Đông (ph thơ Hoài Vũ), Trái đt này là ca chúng mình (ph thơ Đnh Hi), nhưng ít ngưi biết tác gi âm nhc mt tay là nhc sĩ, mt tay là k sư, ri nhà báo. Ba ngành ngh hi t trong mt con ngưi, liu có “mâu thun”, “đi kháng” vi nhau?

Nhà báo Trương Quang Lục (Trưởng ban Khoa giáo, giữa) và các phóng viên Báo Sài Gòn giải phóng

 

Thi thơ u, trai tr

Khi còn là học sinh phổ thông cấp 2, cậu bé Trương Quang Lục (TQL) đã mày mò sáng tác nhạc. Nhưng những bài hát hồi ấy ra đời, nhanh chóng “chết yểu”, chẳng ai hát, vì không có chút giá trị nghệ thuật nào. Đến khi bước vào cấp 3, năm 1949-1950, lúc 16-17 tuổi, cậu bắt đầu có một số sáng tác được mọi người hưởng ứng, như ca khúc Chuyến tàn trăng, Hoa xuân đất nước… Đáng chú ý hai sáng tác này của cậu qua hơn bảy thập niên đến nay vẫn còn đây đó phổ biến trong quần chúng, được trình diễn trên sân khấu, trên màn ảnh truyền hình. Sau thành công bước đầu, cậu ta tiếp tục sáng tác các bài khác như Hoa bên suối, Bảo vệ hòa bình, Đố cờ, Anh có về Việt Bắc… rất được phổ biến ở vùng tự do Liên khu 5 thời kháng chiến chống Pháp. Trong thời gian làm cán bộ văn hóa – văn nghệ ngành đường sắt, rồi Thanh niên xung phong Liên khu 5, anh ta cũng đã sáng tác các ca khúc phổ biến trong đơn vị. Bài Thanh niên xung phong được các bạn trẻ yêu thích: “Miền Bắc Tây Nguyên non ngàn suối khe/ Giục ta lên đường xung phong công tác/ Vượt qua núi đèo cao, vượt qua suối vực sâu/ Đội ta đi đắp xây đường cầu…”.

Năm 1954, TQL tập kết ra miền Bắc. Đến năm 1957, do đã có nhiều sáng tác phổ biến trong kháng chiến, TQL được tham gia đại hội thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam, lúc đó chỉ mới có trên 40 hội viên đầu tiên và anh ta là hội viên nhỏ tuổi nhất, 24 tuổi. Lúc ấy, hội có những đàn anh cây đa, cây đề như các nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, Văn Cao, Đỗ Nhuận, Trần Kiết Tường, Phan Huỳnh Điểu… Đến nay hội đã có gần 2.000 hội viên.

Ngưi k sư yêu nhc

Trong thời gian TQL vừa ra Bắc, chưa có ĐH âm nhạc, nên vào học Trường ĐH Bách khoa mới thành lập, tốt nghiệp ra trường trở thành kỹ sư về công tác ở nhà máy hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. Lần đầu tiên về đất trung du, TQL nhớ đến mấy câu thơ của Tố Hữu: “Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!/ Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt…”. Thế là từ đó, TQL cho ra đời ca khúc Tiếng hát bên rừng cọ đồi chè, ngay sau đó được phát trên làn sóng của Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam. Đơn vị TQL công tác có nhiều cán bộ, công nhân viên miền Nam tập kết, luôn khắc khoải nhớ đến quê hương miền Nam, năm 1966 tạo cảm xúc cho TQL sáng tác ca khúc Vàm Cỏ Đông phổ thơ Hoài Vũ, sau khi nghe ngâm bài thơ này trên làn sóng phát thanh: “Ở tận sông Hồng, em có biết/ Quê hương anh cũng có dòng sông,/ Anh mãi gọi với lòng tha thiết/ Vàm Cỏ Đông ơi Vàm Cỏ Đông…”. Suốt thời gian kháng chiến chống Mỹ, TQL có khá nhiều sáng tác được phổ biến trên làn sóng của Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam như Vàm Cỏ Đông, Hoa sen Tháp Mười, Tiếng hát bên rừng cọ đồi chè, Lâm Thao nhà máy chúng ta…

Sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 1975, TQL được chuyển công tác vào TP.HCM, sau đó ít lâu nhận nhiệm vụ Giám đốc Nhà máy Hóa chất Thủ Đức. Thời gian này, TQL sáng tác nhiều ca khúc cho thiếu nhi, được phổ biến nhiều nhất là bài Trái đất này là của chúng mình (phổ thơ Định Hải): “… Bồ câu ơi, tiếng chim gù thân mến/ Hải âu ơi, cánh chim vờn trên sóng/ Cùng bay nào cho trái đất quay…”.

Nhà báo Trương Quang Lục (đứng) gặp lại đồng nghiệp tại Báo Sài Gòn giải phóng ở một sự kiện

Sở thích âm nhạc vẫn không rời anh chàng kỹ sư này. Đồng thời tình yêu nghề báo vẫn nung nấu mãnh liệt trong lòng anh. Thế là TQL xin rời ghế Giám đốc nhà máy chuyển công tác về Báo Sài Gòn giải phóng, cơ quan của Đảng bộ TP.HCM.

Nhà báo Trưng ban Khoa giáo

Khi về công tác ở Báo Sài Gòn giải phóng, TQL có nguyện vọng tham gia Ban Văn hóa – Văn nghệ để hợp với sở trường âm nhạc của mình. Nhưng đồng chí Tổng Biên tập lại có ý kiến: “Ban Khoa giáo rất cần người khoa học – kỹ thuật như đồng chí. Còn âm nhạc chỉ là phần nhỏ trong Ban Văn hóa – Văn nghệ…”. Thế là TQL phải chấp hành sự phân công này, với chức trách Trưởng ban Khoa giáo của báo. Công tác mới mẻ, khó khăn khá nhiều nhưng TQL cố gắng vượt qua, cùng tập thể phóng viên trong ban xây dựng trang chuyên mục Khoa giáo trên trang báo tương đối phong phú, hấp dẫn.

Ngoài nhiệm vụ phụ trách ban, TQL cũng thu xếp thời gian đi thực tế để viết bài. Một hôm các đồng chí trong Ban Biên tập duyệt nội dung trước khi in, thấy có một bài ký tên TQL, nên có ý kiến: “Bài này viết về khoa học – kỹ thuật khá tốt, đăng báo rất thích hợp, nhưng không nên để tên tác giả TQL, vì nhiều bạn đọc chỉ biết TQL là nhạc sĩ, ít người biết là kỹ sư, nên có thể cho rằng Báo Sài Gòn giải phóng thiếu người viết về khoa học – kỹ thuật, nên phải nhờ nhạc sĩ viết giùm”. Thế là từ đó, dưới các bài TQL viết về khoa học – kỹ thuật, tác giả không để tên thật, mà dùng bút danh khác.

Ngoài nhật báo, trên tạp chí Tuần san Sài Gòn giải phóng, những người phụ trách lại nhờ TQL đảm nhiệm trang tác giả – tác phẩm âm nhạc nổi tiếng. Suốt mấy năm, đã có hàng trăm ca khúc được giới thiệu và sau này được gom lại xuất bản thành nhiều tuyển tập.

Trong thời gian làm báo, TQL có nhiều cảm hứng sáng tác, đặt biệt cho ra đời nhiều ca khúc phục vụ lứa tuổi mới lớn, sắp trở thành thanh niên, những người chủ tương lai của đất nước như: Tuổi hồng, Tuổi mười lăm, Tuổi mười bảy, Màu mực tím… “… Từ bao giờ, em nào biết,/ Màu mực tím lòng em yêu tha thiết/ Từ bao giờ em chẳng hay/ Màu mực tím vấn vương trong mắt ai…” (Màu mực tím).

Với vai trò nhà báo, TQL có dịp tiếp cận nhiều tầng lớp nhân dân, qua đó nắm được đặc điểm, tình cảm vui buồn, niềm tin và hy vọng… của quần chúng, nắm khá tốt đường lối, chế độ, chính sách… của Đảng và Nhà nước. Tất cả các thông tin thu nhận được giúp tạo nên cảm xúc, hứng khởi để sáng tác âm nhạc. Từng là kỹ sư, đặc điểm chính xác của người công tác khoa học – kỹ thuật, đã giúp cho công việc nghệ thuật của TQL gắn bó với thực tế, không xa rời cuộc sống. Mặt khác công tác khoa học – kỹ thuật cũng cần có óc sáng tạo, tưởng tượng để phát minh, sáng chế những cái mới, đó lại là ưu thế của nghệ thuật.

Ba ngành nghề nhạc sĩ, kỹ sư và nhà báo trong một con người trên thực tế cuộc sống đã hỗ trợ, bổ sung cho nhau, để có kết quả phục vụ nhân dân, đất nước tốt hơn.

Qunh Trang

Bình luận (0)