Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nhạc sĩ, nhà giáo Hoàng Long – Hoàng Lân: Đôi song sinh hiếm có

Tạp Chí Giáo Dục

T năm 1954, khi ra tp kết min Bc, tôi có dp gp g hai anh em song sinh Hoàng Long – Hoàng Lân trong nhng lúc cùng sinh hot Hi Nhc sĩ Vit Nam ti Hà Ni. Cùng chung s thích sáng tác cho tui thơ, nên chúng tôi thưng trò chuyn, trao đi vi nhau v hoàn cnh sinh sng, quá trình hot đng âm nhc ca bn thân.


Anh em nhc sĩ, nhà giáo Hoàng Long – Hoàng Lân

Đôi song sinh Hoàng Long – Hoàng Lân quả thật là hiếm có. Sinh ngày 18 tháng 6 năm 1942, quê ở Sơn Tây, Hoàng Long ra đời trước Hoàng Lân 15 phút. Khi lớn lên và trưởng thành, hai anh em rất giống nhau về hình thức đến nỗi anh chị em trong Hội Nhạc sĩ không thể nào phân biệt ai là Long, ai là Lân. Vì vậy, mỗi khi gặp mặt dù chỉ một người trong hai anh em, chúng tôi đành dùng câu chào hỏi chung: “Chào Hoàng Long – Hoàng Lân!”.

Điều khá đặc biệt hơn nữa là lúc còn nhỏ cả hai đều yêu thích âm nhạc và khi lớn lên đều cùng vào học ở Nhạc viện Hà Nội. Ra trường, cùng đi dạy nhạc và cùng sáng tác nhạc. Hoàng Long làm thầy giáo ở Trường Trung học Sư phạm Sơn Tây, Hoàng Lân dạy ở Trường Sư phạm Nhạc – Họa Trung ương. Trong khá nhiều trường hợp khi sáng tác, có những bài người này viết phác thảo, người kia tham gia hoàn chỉnh. Cũng có những bài người kia tìm được chủ đề âm nhạc, người này phát triển bổ sung thành ca khúc. Rất nhiều tác phẩm đều mang tên đồng tác giả Hoàng Long – Hoàng Lân, thật ra cũng có một số ít bài do mỗi người tự sáng tác và mang bút danh riêng.

Ngay từ tuổi mới lớn, hai anh em Hoàng Long – Hoàng Lân đã thể hiện năng khiếu về âm nhạc. Năm 1959, lúc mới 17 tuổi, còn là học sinh phổ thông, Hoàng Long – Hoàng Lân đã bắt đầu sáng tác, một số bài được giới thiệu trên làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam (đài phát thanh duy nhất lúc bấy giờ). Một trong số ca khúc đầu tay của hai anh em khá thành công được lên sóng phát thanh là bài hát thiếu nhi Em đi thăm miền Nam. Ra đời trong dịp Trung ương Đoàn TNCS phát động phong trào “Tìm hiểu về miền Nam”, bài hát được đông đảo các bạn nhỏ hưởng ứng rộng rãi và phổ biến trong nhiều thập niên. Bài có cấu trúc gọn gàng, gồm 2 đoạn A – B. Giai điệu đoạn A nhẹ nhàng, thanh thoát mang không khí sân trường trong một buổi sáng:

Kìa nng sm mai chiếu soi ngàn muôn tia nng,

Chúng em vây quanh cô giáo trong gi chơi,

Tng đôi mt xinh nhìn lên bn đ Vit Nam,

Lng tai em nghe li nói sao du hin…

Sang đoạn B, giai điệu chuyển thành thiết tha, sôi nổi thể hiện tình cảm sâu đậm đối với miền Nam thân yêu:

… Đây min Nam đng rung mênh mông,

Vi lúa thơm vàng, go trng nưc trong,

Cu Long đp bi lên nên quê hương nhà,

Lúa xanh Tháp Mưi tươi tt vì phù sa…

Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ kẻ thù đang âm mưu chia cắt đất nước lâu dài, nhân dân miền Nam đang ở giai đoạn đấu tranh cực kỳ gian khổ, bài hát đã góp phần nâng cao tình cảm, ý chí của tuổi nhỏ đất nước Việt Nam là một, tất cả vì miền Nam ruột thịt…

Sau thành công của bài hát Em đi thăm miền Nam, Hoàng Long – Hoàng Lân tiếp tục cho ra đời một loạt bài khác như: Đi học về, Lái xe hơi (1961), Chiếc xe chở lúa (1966), Kể chuyện con trâu gầy (1973)… và đáng chú ý là bài Bác Hồ, người cho em tất cả (1975).

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tình cờ một hôm Hoàng Long – Hoàng Lân bắt gặp trên Báo Thiếu niên Tiền phong một bài thơ về Bác Hồ của Phong Thu. Dù biết trước đó đã có khá nhiều ca khúc thiếu nhi rất nổi tiếng viết về Bác, nhưng với tình cảm sâu đậm kính yêu Bác, hai anh em vẫn phổ nhạc bài thơ này thành ca khúc Bác Hồ, người cho em tất cả. Qua giọng hát dễ thương của cô bé Diệu Thúy trên Đài Tiếng nói Việt Nam, bài hát nhanh chóng được phổ biến trong phong trào ca hát của tuổi thơ đến tận hôm nay. Bài được cấu trúc theo thể 2 đoạn A – B, đoạn A giọng Do trưởng, nhịp điệu nhẹ nhàng, tươi sáng:

Cho ánh nng ban mai là nhng sm bình minh,

Cho nhng đêm trăng rm là là ch Hng tươi xinh…

… Anh b đi đến nhà cho em lòng dũng cm,

Cô giáo cho bài ging yêu xóm làng thiết tha…

Trong câu cuối của đoạn A, các nốt Fa# (thăng) trong nét nhạc điệu Re7 đã giúp giai điệu chuyển từ giọng Do trưởng sang giọng Sol trưởng của đoạn B một cách khéo léo, tạo nên không khí say sưa, hào hứng:

… Cùng em vưt đưng xa xôi,

Là chiếc khăn quàng thm tươi.

Cho em tt c, Ngưi mang cho em cuc đi mi,

Tươi sáng đy ưc mơ,

Ngưi cho em tt c là Bác H Chí Minh

Hình ảnh viếng thăm Lăng Bác, giữa Quảng trường Ba Đình, ở thủ đô Hà Nội của đông đảo nhân dân cả nước trong đó có các em thiếu nhi dân tộc ít người ở miền núi đã tạo nên cảm hứng cho Hoàng Long – Hoàng Lân viết nên ca khúc Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác. Đáng chú ý là trong giai điệu, âm hưởng dân ca Thái vùng cao núi rừng Tây Bắc được thể hiện khá rõ nét:

Đi t bn làng xa xôi, chân em bưc qua núi,

Núi nhìn theo lá rng reo, chân em bưc qua bao đèo…

… Náo nc nhiu, em vui nhiu,

Hôm nay đưc v th đô thân yêu

Đến thăm Lăng Bác H

Đng trên qung trưng bát ngát,

Nghe như âm vang li Bác…

Bài hát chẳng những được các em thiếu nhi dân tộc ít người yêu thích, mà cả các bạn nhỏ người Kinh cũng thường biểu diễn trong các hội thi văn nghệ thiếu nhi, học sinh. Tiếp đến, hai anh em còn sáng tác các bài khác như Mèo con đi học, Mùa hè ước mong (1982), Đàn cá dưới chân nhà sàn, Hát ở trại hè quốc tế (1983), Chiếc xe tăng bên đường 6, Bên này bên kia sông Đà (1984)…

Ngoài sáng tác âm nhạc, Hoàng Long – Hoàng Lân còn tham gia viết nhạc cho một số phim hoạt hình, kịch múa rối, ca cảnh, nhạc cảnh… Giai điệu trong các sáng tác của hai anh mang màu sắc trong sáng, hồn nhiên, vui tươi đúng với tâm sinh lý của tuổi thơ, thích hợp với sinh hoạt của học sinh ở trường, đội viên ở Đội thiếu niên. Trong một lĩnh vực khác, hai anh đã để nhiều công sức và thời gian soạn các sách giáo khoa âm nhạc cho nhà trường, các công trình nghiên cứu lý luận, phương pháp giảng dạy âm nhạc cho học sinh phổ thông, thiết thực đóng góp đáng kể cho ngành giáo dục.

Với thành tích hoạt động phong phú của Hoàng Long – Hoàng Lân vừa là nhạc sĩ sáng tác, vừa là nhà sư phạm âm nhạc, hai anh đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật. Đây là phần thưởng xứng đáng công sức lao động sáng tạo đáng quý của đôi song sinh cho hai ngành âm nhạc và sư phạm nước nhà.

Nhạc sĩ Trương Quang Lc

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)