Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nhận biết về quấy rối tình dục ở nơi làm việc

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

 Kể chuyện cười tục tĩu, có các cử chỉ, động chạm khiếm nhã, chia sẻ các nội dung không thích hợp… đều là biểu hiện của quấy rối tình dục mà nhiều người không nhận ra.

Nhận biết về quấy rối tình dục ở nơi làm việc - Ảnh 1.

Động chạm cơ thể một cách cố ý là hành vi quấy rối tình dục – Ảnh: Quick tips

Quấy rối tình dục có thể do bất cứ đối tượng nào gây ra, có thể là sếp, đồng nghiệp, khách hàng, nhà thầu, hoặc bên cung cấp. Nếu người đó gây ra môi trường làm việc thù địch, hoặc làm gián đoạn công việc của nhân viên, đó cũng được coi là quấy rối.

Quấy rối tình dục bao gồm cả mặt ngôn ngữ và động chạm cơ thể. Những hành động đó bao gồm:

Chia sẻ những hình ảnh, video có nội dung tình dục không thích hợp với đồng nghiệp.

Gửi thư, lời nhắn, email gợi ý.

 

Trưng bày các hình ảnh, poster tình dục không thích hợp tại nơi làm việc.

Kể chuyện cười tục tĩu hoặc chia sẻ các câu chuyện về tình dục.

Nhận biết về quấy rối tình dục ở nơi làm việc - Ảnh 2.

Ảnh: iStock

Có các cử chỉ gợi dục không thích hợp.

Nhìn chằm chằm một cách gợi dục, huýt sáo.

Bình luận một cách khiếm nhã về ngoại hình, trang phục, hoặc các bộ phận cơ thể.

Động chạm cơ thể không phù hợp, như cấu véo, vỗ, xoa, hoặc cọ vào nhau một cách cố ý.

Hỏi những câu hỏi về tình dục, như hỏi về đời sống tình dục hoặc khuynh hướng tình dục.

Bình luận xúc phạm về giới tính của người khác.

Nạn nhân của quấy rối tình dục không chỉ là người trực tiếp bị tác động, mà bất cứ ai bị hành vi không phù hợp này ảnh hưởng.

Nhận biết về quấy rối tình dục ở nơi làm việc - Ảnh 3.

Ảnh: 123RF

Quấy rối không liên quan đến tình dục ở nơi làm việc là gì?

Các hành vi như bình luận tiêu cực, phân biệt chủng tộc có thể được coi là quấy rối. Các cử chỉ, hình vẽ, hoặc cách ăn mặc gây khó chịu cho người khác cũng được coi là một dạng quấy rối. Quấy rối ở nơi làm việc bao gồm:

Bình luận tiêu cực về đức tin tôn giáo của một người, hoặc cố biến đổi một người sang một hệ tư tưởng tôn giáo khác.

Sử dụng tiếng lóng hoặc tên thân mật một cách phân biệt chủng tộc, vùng miền.

Nhận xét về màu da hoặc xuất thân của người khác.

Trưng bày các hình vẽ, poster có thể xúc phạm đến một nhóm người.

Có các cử chỉ xúc phạm.

Xúc phạm đến tình trạng khuyết tật về tinh thần hoặc thể chất của một cá nhân.

Chia sẻ hình ảnh, video, email, thư hoặc lời nhắn không thích hợp.

Nói chuyện xúc phạm đến tôn giáo, sắc tộc.

Đưa ra ý kiến xúc phạm.

Mặc trang phục có thể xúc phạm đến một nhóm người.

Bất kỳ hành động, cử chỉ hoặc hành vi nào có tính chất đe doạ, lăng nhục, phân biệt đối xử gây ra bất ổn ở nơi làm việc đều có thể coi là quấy rối.

THUÝ NGUYỄN (Theo The Balance Careers)/TTO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)