Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Nhận diện trầm cảm ở sinh viên

Tạp Chí Giáo Dục

Trm cm SV có khi ch xut phát t vic không thu xếp đưc chuyn hc tp hoc mâu thun ni tâm do chn nhm ngành, trưng…


Sinh viên cn tăng cưng kết ni vi bn bè, vi cng đng trong các hot đng đ gim stress

Chương trình tọa đàm “Nhận diện và can thiệp trầm cảm ở SV ĐH” do Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) tổ chức đã giải tỏa nhiều tâm tư của SV, cung cấp thông tin giúp các em hiểu và tìm cách kết nối lại với chính bản thân trong trường hợp không may bị mắc trầm cảm.

Trm cm vì chn sai ngành

Tại chương trình, một SV năm nhất Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM tâm sự, bản thân em chọn học ngành mà không phải nguyện vọng ưu tiên cao nhất để phù hợp với điều kiện kinh tế eo hẹp của gia đình. Muốn làm lại từ đầu bằng ngành phù hợp bản thân nhưng học phí ngành đó lại quá cao so với khả năng, em đành tiếp tục theo đuổi ngành học cũ nhưng càng học em thấy mệt mỏi, khó hòa nhập bạn bè, mất kết nối với thế giới xung quanh, thiếu sức sống, hờ hững với cả những điều mình từng rất thích. Trong khi đó, em không biết cách nào để kết nối lại với chính mình. Trước chia sẻ của SV, PGS.TS.BS Nguyễn Văn Thọ (nguyên Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2) chẩn đoán rằng, nếu gặp trạng thái này quá hai tuần, em đã có dấu hiệu trầm cảm. Dễ thấy nhất khi trầm cảm chính là cảm giác hay buồn bã, mất hứng thú với những điều trước đây từng hứng thú, năng lượng bị tụt giảm, cảm giác như kiệt sức không muốn làm gì. Để khắc phục, em có thể tìm đến các nhà tâm lý học hoặc tâm lý lâm sàng để được hướng dẫn điều trị.

Còn TS. Lê Minh Công (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ sức khỏe tinh thần Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) thì khuyến nghị SV nói trên nên đi gặp một người có chuyên môn để khám và đánh giá trầm cảm ở mức độ nào, để từ đó được hướng dẫn điều trị phù hợp. TS. Công cho hay, nếu chỉ trầm cảm ở mức độ nhẹ có thể dùng liệu pháp tâm lý với chuyên gia tâm lý lâm sàng. Nếu trầm cảm mức độ vừa và nặng, có thể điều trị với các bác sĩ tâm thần phối hợp với các nhà tâm lý. Điều này hết sức quan trọng, cần can thiệp càng sớm càng tốt. Theo TS. Công, bỏ qua yếu tố trầm cảm hay là không thì trong trường hợp này, bản thân em SV cũng đang rơi vào tình huống khủng hoảng, stress đáng kể, cần liên hệ chuyên gia hỗ trợ. Cụ thể, qua chia sẻ, có thể thấy tình trạng khủng hoảng, stress của em có thể đến từ mâu thuẫn nội tâm của bản thân liên quan con đường đang đi. Sự phân vân, thiếu chắc chắn giữa ngành nghề mình thích và mình chọn dẫn đến mâu thuẫn nội tâm làm stress. Một trong những điều khiến chúng ta có sức khỏe tinh thần không tốt chính là việc không hài lòng về bản thân mình, hay việc đặt mục tiêu không phù hợp. Do vậy, bản thân em cần xác định rõ lại con đường mình đi. SV có thể đưa ra những góc nhìn mới, suy nghĩ thoáng hơn rằng việc học ĐH chỉ là một nền tảng, không nhất thiết sẽ chỉ ra làm ở mỗi lĩnh vực đó. Cho nên, em cứ nỗ lực học thật tốt ngành mà bản thân phù hợp nhất, có điều kiện nhất. Còn nếu vẫn không được thì tìm cách thay đổi ngành học để giải quyết mâu thuẫn của bản thân.

“Em là tân SV, lại học online ngay học kỳ đầu tiên do ảnh hưởng dịch Covid-19, chưa quen với cách học mới ở bậc ĐH nên gặp khó khăn, áp lực dẫn đến căng thẳng trong việc hoàn thành tiến độ bài vở các môn học. Em không biết cách nào để giải tỏa vấn đề này”, một SV khác thổ lộ. Trường hợp này tuy chưa phải là trầm cảm, nhưng PGS.TS.BS Nguyễn Văn Thọ cho rằng đây cũng là căng thẳng, áp lực đáng kể của SV do chưa thích nghi được cách học ở môi trường ĐH. Việc tiếp thu bài chưa hiệu quả khiến SV nản chí, căng thẳng. Để khắc phục, đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực rất lớn ở bản thân SV, các em bắt buộc phải học cách thích nghi với điều kiện học tập trong tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Vì những lo âu, căng thẳng nếu SV không vượt qua được cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nếu tự bản thân em không “vực mình” dậy được, cần tìm những sự trợ giúp từ người thân, gia đình, bạn bè, trường học…

Đáng nói, có ý kiến của SV cho rằng gia đình, phụ huynh chưa thực sự là nơi để các em an tâm, giải tỏa, dựa vào khi đối diện, chiến đấu với căn bệnh trầm cảm. TS. Lê Minh Công cho biết nếu SV nhận diện được tình hình bệnh trầm cảm của mình, cần chủ động tìm cách thông tin với gia đình để vừa được củng cố tinh thần, niềm tin cũng như để người thân thấu hiểu, nắm bắt được. Những năm gần đây, trầm cảm cũng được quan tâm chú ý nhiều hơn nên SV không nên có tâm lý quá sợ hãi.

Làm sao kết ni li vi bn thân?

Để SV nhận diện về trầm cảm, TS. Lê Minh Công đã nêu ra những thông tin khái quát. Theo ông, trầm cảm là một bệnh lý/rối loạn tâm thần phổ biến và nghiêm trọng; ảnh hưởng đến nhận thức, cảm xúc, suy nghĩ và hành động của cá nhân. Bệnh này gây ra cảm giác buồn chán hoặc mất hứng thú với các hoạt động yêu thích hằng ngày; đồng thời có thể dẫn đến một loạt vấn đề về cảm xúc cơ chế, giảm khả năng hoạt động của cá nhân tại trường học, nơi làm việc và gia đình”. TS. Công cũng chỉ ra các yếu tố nguy cơ trong bối cảnh dịch Covid-19 của SV, đó chính là ảnh hưởng gián tiếp từ nhận thức và thông điệp tiêu cực của cha mẹ; thiếu các hoạt động kết nối cộng đồng, thay đổi chỗ ở hay việc học trực tuyến; lạm dụng trò chơi trực tuyến, thiếu các hoạt động thể chất; không có các chiến lược ứng phó trong bối cảnh cách ly y tế hoặc giãn cách xã hội; trải nghiệm cảm giác căng thẳng trong bối cảnh bị lạm dụng hay bạo lực, xung đột mối quan hệ gia đình; khó khăn về tài chính… Từ đây, TS. Công cho rằng việc điều trị trầm cảm cần được đánh giá, chẩn đoán xác định và tiên lượng để xây dựng chiến lược can thiệp; cần có sự tiếp cận đa ngành. Trong đó, trầm cảm có thể giảm các triệu chứng và điều trị tích cực với sự tự đương đầu, tự lực và phối hợp điều trị của bệnh nhân.

Trong khi đó, PGS.TS.BS Nguyễn Văn Thọ cũng đưa những con số đáng lưu tâm về trầm cảm như tuổi khởi phát trung bình là 15; đỉnh điểm là 17, 18 tuổi, sau đó giảm tỷ lệ ở người lớn. Lý giải nguyên do trầm cảm tăng lên ở tuổi vị thành niên, BS Thọ nhận định tuổi này đã có trải qua sự buồn bã sâu sắc; về mặt nhận thức, đã có suy nghĩ kiểu tổng quát hóa, đánh giá có nhận thức về bản thân và điều chỉnh nó một cách không thích hợp. Đặc biệt, trầm cảm ở tuổi trẻ sớm phục hồi nhưng tái phát bệnh cũng cao hơn người lớn; 84% trầm cảm ở thiếu niên và vị thành niên sau này có nguy cơ trầm cảm ở người lớn.

Thay đổi cách sống là điều mà BS Thọ đặt ra đối với việc phòng và chữa bệnh trầm cảm ở người trẻ; tuy nhiên, theo ông, đây không phải là việc dễ làm. Cụ thể, người trẻ cần chú ý ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tập thể dục, quản lý stress trong cuộc sống; thực hành kỹ thuật thư giãn, chống lại những suy nghĩ tích cực, nuôi dưỡng mối quan hệ trợ giúp. Bên cạnh đó, cần xây dựng những kỹ năng quản lý cảm xúc để có thể giúp đương đầu và chống lại những điều bất hạnh, chấn thương tâm lý và mất mát trong cuộc sống…

Vit Ngân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)