Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nhân lực công nghệ thông tin: Vừa thiếu, vừa yếu

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Các chuyên gia nhn đnh, vi ngun nhân lc công ngh thông tin (CNTT) va thiếu va yếu như hin nay, đc bit là nhân lc trình đ cao, Vit Nam có nguy cơ thiếu ht lao đng trưc cuc cách mng công nghip (CMCN) 4.0.

Gi thc hành ca sinh viên mt trưng CĐ

Theo đơn vị tuyển dụng VietnamWorks, đến năm 2020, Việt Nam cần đến 1,2 triệu nhân lực CNTT, trong khi hiện tại chỉ đáp ứng khoảng 58%. Cụ thể, mỗi năm cần trên 70.000 người, nhưng thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy chỉ có khoảng 50.000 sinh viên CNTT tốt nghiệp/năm, tức tỷ lệ đào tạo chỉ chiếm khoảng 60%.

Nhu cu ngày càng cao

“Thiếu hụt đến 42% nhân lực CNTT là một con số quá lớn mà chúng ta cần nhìn nhận, đặc biệt là các đơn vị đào tạo”, ông Nguyễn Sỹ Hòa (chuyên gia tuyển dụng nhân sự IT) nói.

Theo ông Hòa, nguyên nhân thiếu nhân lực ngành này tại Việt Nam một phần do chất lượng đào tạo chưa thỏa mãn yêu cầu của doanh nghiệp. Thêm nữa, cuộc CMCN 4.0 đòi hỏi ở đội ngũ này có trình độ cao hơn. Điều này không chỉ ở Việt Nam mà một số nước trong khu vực cũng ở tình trạng tương tự. “Trước xu hướng phát triển của cuộc CMCN 4.0, trừ một số ngành nghề, công việc đặc thù đòi hỏi cần lao động chân tay, hầu hết doanh nghiệp lớn, nhỏ đều phát triển mạng lưới, ứng dụng CNTT trong dây chuyền sản xuất, lắp ráp, chế biến, thành phẩm… Trong tương lai, một số ngành nghề cũ sẽ mất đi và thay thế là các ngành nghề mới, do vậy trình độ nhân lực CNTT cũng phải được nâng lên. Nếu không học nâng cao, cập nhật công nghệ mới thì xem như tự loại mình ra khỏi thị trường việc làm”, ông Hòa nói.

Theo báo cáo thị trường nhân lực ngành CNTT năm 2019 của Navigos Group, trong kỷ nguyên số, nhu cầu nhân lực của ngành này ngày càng cao, đặc biệt là nhân lực có chuyên môn về công nghệ mới như Blockchain và AI. Tuy nhiên, ông Phí Anh Tuấn (Hội Tin học TP.HCM) cho rằng hiện nay các chương trình đào tạo ngành CNTT của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển chung, nhất là đào tạo kỹ sư chất lượng cao. Theo đó, số người ra trường đáp ứng yêu cầu chỉ chiếm khoảng 30%, còn lại phải đào tạo lại mới đáp ứng yêu cầu. Cùng nhận định, TS. Nguyễn Thanh Tùng (Viện trưởng Viện Quản trị Tri thức, Sở KH-CN TP.HCM) đánh giá thị trường nhân lực CNTT phát triển mạnh theo hướng chuyên sâu. Theo đó, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu big data, công nghệ AI… sẽ phát triển để đáp ứng yêu cầu cuộc CMCN 4.0.

Lo ngại lớn nhất về đội ngũ nhân lực CNTT, theo ông Trần Thanh Tâm (Giám đốc Công ty TNHH Kết Nối), không chỉ ở số lượng mà còn là chất lượng. Hiện nay, trình độ ngoại ngữ của nhân lực CNTT còn hạn chế là nguyên nhân cản trở đội ngũ này tiếp cận công nghệ mới, mất cơ hội tham gia thị trường lao động toàn cầu. “Hiện tại một số trường CĐ-ĐH còn khá dễ dãi ở trình độ tiếng Anh chuyên ngành đầu ra. Nếu “siết” chặt hơn, trình độ chuyên môn của sinh viên ngành CNTT ở Việt Nam không thua kém các nước trong khu vực và thế giới”, ông Tâm khẳng định.

Cn hưng đi đúng

Ông Trần Anh Tuấn (chuyên gia dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động) cho rằng nền kinh tế đang chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức, thay thế sức lao động chân tay bằng máy móc, robot, trí tuệ nhân tạo. Như vậy, dù muốn hay không cuộc CMCN 4.0 bắt nguồn từ công nghệ, đang thực sự diễn ra với cả cơ hội lẫn thách thức. “Vì vậy phải ưu tiên tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, có kiến thức và kỹ năng mà người lao động bắt buộc phải có là CNTT, phân tích dữ liệu, thống kê mang tính tổ chức và quy trình, khả năng tương tác giao diện hiện đại (người – máy, người – robot)…”, ông Tuấn lưu ý.

Để đáp ứng thị trường nhân lực CNTT chất lượng cao đang thiếu hụt hiện nay, ngày 23-9 vừa qua, Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức đã khai giảng chương trình đào tạo ngành CNTT với 30 sinh viên theo mô hình gắn kết với doanh nghiệp (Tập đoàn Freesia) và Trường CĐ Công nghệ Công nghiệp Tokyo (Nhật Bản). Với chương trình này, phía Trường CĐ Công nghệ Công nghiệp Tokyo sẽ hỗ trợ xây dựng chương trình đào tạo, chuyển giao phương pháp, tài liệu giảng dạy, đánh giá giáo trình, bồi dưỡng giảng viên… Doanh nghiệp với vai trò trung gian gắn kết các đối tác sẽ hỗ trợ trường trong việc xây dựng chuyển giao chương trình, hỗ trợ chi phí học tập, kinh phí học tiếng Nhật; đặc biệt là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Nhật Bản đồng hành trong vấn đề tuyển dụng, tạo cơ hội việc làm 100% cho sinh viên hoàn thành chương trình học.

Ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) đánh giá cao các chương trình hợp tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo ngành CNTT. Đây là hướng đi đúng với định hướng phát triển và cung cấp nguồn nhân lực phục vụ xây dựng thành phố thông minh. Do đó, ông Lâm yêu cầu các trường TC-CĐ nghề chú trọng việc liên kết, xây dựng chương trình đào tạo ngành CNTT theo hướng chuyên sâu, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời gian tới.

Bài, ảnh: T.Anh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)