Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

Nhân lực ngành truyền hình: Nhiều kênh, thiếu lượng, yếu chất

Tạp Chí Giáo Dục

Các Cty TT rất cần nguồn nhân lực "chất lượng cao" (ảnh minh họa).

Điều kiện cần và đủ của một BTV truyền hình

Kỹ thuật viên truyền hình: Không lo thiếu việc

Truyền hình Việt Nam (THVN) không còn bó hẹp trong vài kênh, vài đài, mà mở rộng ra analog, cáp, kỹ thuật số, Internet… Các Cty truyền thông (TT) đã nhìn ra "mảnh đất màu mỡ" này, sự hợp tác đôi bên hay công cuộc "xã hội hoá" mang lại cho truyền hình sức sống mới. Nhưng bên cạnh đó, vấn đề nhân lực cũng khiến các nhà quản lý đau đầu.

Tuyển khó một, giữ khó mười

Hàng trăm Cty tư nhân đang tham gia sản xuất chương trình truyền hình (SXCTTH). Cty quảng cáo Đất Việt có khoảng 500 CT/1 năm, Cty Cát Tiên Sa có hơn 20 CT/1 năm phát sóng trên các kênh TH. Một số CT hấp dẫn khán giả như "Doanh nghiệp 24h", "Bài hát Việt", "Sức sống mới"… đều "đóng mác" các Cty TT tư nhân.

Nở rộ các Cty TT, người làm TH có nhiều cơ hội để lựa chọn, cạnh tranh nhân lực xảy ra là điều tất yếu. Với các Cty mới thành lập, thu hút nhân lực TH "chất lượng cao" thực sự là một thử thách. Bà Nguyễn Vân Anh, GĐ nhân sự Cty CP TT Nhất (MediaOne), cho biết: "Mỗi đợt tuyển dụng (TD), chúng tôi nhận được hàng trăm hồ sơ  nhưng con số đáp ứng được yêu cầu chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nhiều bạn trẻ nghĩ truyền hình là công việc "ghé qua" cho biết, xem thi tuyển là cuộc chơi nên không đầu tư công sức".

Đối với những tên tuổi đã có "thương hiệu" lại gặp phải chuyện "tuyển nhầm" – ứng viên khi thi bộc lộ một số tố chất nhưng lúc làm việc thực tế không thể hiện được năng lực. Tuyển đã khó, giữ được người trong môi trường truyền hình khắc nghiệt còn khó hơn. Những người có năng lực, muốn gắn bó với truyền hình thường nhận được lời mời gọi từ các Cty khác, những bạn trẻ coi truyền hình chỉ là "trạm dừng chân" để thử sức thì luôn trong tư thế sẵn sàng "nhảy việc".

Chiến lược tìm kiếm và tinh lọc

Lượng sinh viên được đào tạo từ các trường nghiệp vụ truyền hình hàng năm không nhiều và không phải ai cũng trụ được với nghề. Vì vậy, sinh viên các ngành ngoại ngữ, ngoại thương, kinh tế… được nhiều Cty để mắt. Muốn thu hút những người "ngoại đạo" buộc các Cty phải năng động và sử dụng nhiều kênh TD.

Bà Lê Thu Hạnh, GĐ Nhân sự Cty CP TT Doanh nghiệp VN (Vietbusiness), chia sẻ: "Khi có nhu cầu tuyển dụng, chúng tôi thiết lập kế hoạch cụ thể, sử dụng nhiều cách để quảng bá, thu hút ứng viên: Từ dán poster, phát tờ rơi tại các trường ĐH đến đăng tuyển trên các trang web việc làm, tuyển trực tiếp tại các sàn giao dịch, ngày hội việc làm đều được thực hiện theo một hệ thống. Kết quả, chúng tôi nhận được 200 hồ sơ ứng tuyển biên tập viên, gần 80 hồ sơ cho vị trí kỹ thuật viên".

Thể hiện sự chuyên nghiệp, tôn trọng ý tưởng sáng tạo của ứng viên, tạo môi trường làm việc thân thiện ngay từ vòng phỏng vấn cũng là những "chiêu" giữ người hiệu quả. Một nhà quản lý có thâm niên trong nghề, hiện đang là GĐ một kênh TH cho rằng: Những người làm TH giỏi rất có cá tính, nên môi trường làm việc luôn được quan tâm hàng đầu.

Môi trường tốt còn giúp sàng lọc hiệu quả bởi sản phẩm TH là sự cộng hưởng năng lực, những người không có khả năng sẽ phải tự rút lui. Các Cty TT cũng xác định những chiến lược đào tạo cụ thể, liên kết với các đài TH lớn để dần chuyên nghiệp hóa.

Lợi thế của ngành TH là thu hút rất đông nguồn nhân lực trẻ, xây dựng kế hoạch đào tạo bài bản, giữ người bằng môi trường chuyên nghiệp chính là cách để phát huy thế mạnh của nguồn nhân lực này.

 
Linh Nhung (laodong)

Bình luận (0)