Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nhân rộng chương trình đào tạo phối hợp

Tạp Chí Giáo Dục

Mô hình đào to kép đưc đánh giá là tt nht và đã đưc mt s trưng ngh ca Vit Nam áp dng trong nhng năm gn đây. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Đc, mô hình đào to phi hp s phù hp hơn vi điu kin thc tế ca Vit Nam.

Sinh viên Trưng CĐ Lý T Trng TP.HCM trong gi thc hành. Đây là mt trong nhng trưng đã đưc bàn giao b chương trình đào to phi hp

Bà Phạm Việt Hà (đồng phụ trách hợp phần Hỗ trợ các Trung tâm xuất sắc về đào tạo nghề – Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH) cho rằng chương trình đào tạo kép khác với đào tạo phối hợp là có hiệu chỉnh chương trình cho phù hợp với Việt Nam. Chương trình đào tạo kép rất tốt nhưng chỉ phù hợp ở một số quốc gia như Đức, Bỉ, Thụy Sỹ, Áo… Đây cũng chính là lý do mà phía Đức đã nghiên cứu, khảo sát và hỗ trợ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cùng nhà trường và doanh nghiệp (DN) xây dựng bộ chương trình đào tạo phối hợp tương đương với tiêu chuẩn Đức. Theo đó, chương trình đào tạo phối hợp đã và đang thí điểm tại các trường: CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama 2 (các nghề cơ điện tử, điện tử công nghiệp, cắt gọt kim loại CNC và cơ khí xây dựng); CĐ Kỹ nghệ II (nghề kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải); CĐ Cơ giới và thủy lợi (các nghề công nghệ cơ khí, sưởi ấm điều hòa không khí, công nghệ điện tử và năng lượng tòa nhà).

Ông Nguyễn Khánh Cường (Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama 2) cho biết chương trình đào tạo phối hợp đã có sinh viên khóa đầu tiên tốt nghiệp đủ điều kiện tham gia thị trường lao động quốc tế. Thành công nhất của chương trình là xây dựng được mô hình đào tạo phối hợp với sự tham gia ngay từ đầu của DN, năng lực chuyên môn của giảng viên được đánh giá bởi chuyên gia độc lập của Phòng Thủ công nghiệp Erfurt (HWK). 18 giảng viên nghề cơ điện tử và cắt gọt kim loại CNC được đánh giá trên mức trung bình – năng lực chuyên môn tương đương với kỹ thuật viên lành nghề ở Đức. “Mô hình đào tạo kép của Đức chỉ phù hợp với các DN lớn, trong khi mô hình đào tạo phối hợp được thiết kế linh hoạt, phù hợp với nhiều loại hình DN. Hiệu quả của đào tạo phối hợp là DN tham gia ngay từ đầu khi xây dựng chương trình đào tạo, giám sát quá trình đào tạo… Đây là cái lợi lớn nhất từ DN bởi họ không phải mất quá nhiều kinh phí, thời gian đào tạo lại sau tuyển dụng. Từ những kết quả đạt được sau thời gian thí điểm, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các trường cũng như DN để nhân rộng chương trình”, ông Cường cam kết.

Ông Phm Vũ Minh (Trưng phòng Tng hp đi ngoi, Tng cc Giáo dc ngh nghip)

Trin khai thành công ti nhiu trưng

Ông Phạm Vũ Minh (Trưởng phòng Tổng hợp đối ngoại, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) cho biết trong khuôn khổ hợp tác giữa hai Chính phủ Việt Nam và Đức, trong thời gian qua, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã phối hợp với chương trình Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam triển khai nhiều hoạt động hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp cũng như chất lượng đào tạo của các trường được hưởng dự án. Một trong những hỗ trợ đó là xây dựng chương trình đào tạo trình độ CĐ theo mô hình đào tạo phối hợp và đã triển khai thí điểm thành công tại nhiều trường. “Từ thành công này, mô hình sẽ được triển khai và nhân rộng đến tất cả các trường và DN chủ động tham gia”, ông Minh kỳ vọng.

Đề cập đến nội dung của chương trình đào tạo phối hợp, ông Ralf Hill (đại diện chương trình Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam) cho biết: Sau một thời gian khảo sát DN và tham vấn các hiệp hội nghề, chúng tôi đã có những tiêu chuẩn cụ thể cho từng nghề. Theo đó, có khoảng 10-12 DN Việt Nam và quốc tế cùng với các hiệp hội nghề trong khu vực (cho mỗi nghề) cùng thảo luận chuyên môn với chuyên gia kỹ thuật và cán bộ chịu trách nhiệm đào tạo. “Chương trình đào tạo phối hợp được thiết kế linh hoạt cho hai địa điểm đào tạo là nhà trường và DN. Ở chương trình này, nhà trường có hai chức năng chính là đào tạo lý thuyết và đào tạo liên kết với DN; DN là nơi đào tạo thực hành”, ông Ralf Hill thông tin thêm.

Ông Trần Văn Hải (Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề Nha Trang) cho rằng trước xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề cấp bách. Chương trình đào tạo phối hợp với các môn học, mô đun đào tạo thực hành nghề cơ bản và chuyên sâu sẽ nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Tương tự, đại diện Trường CĐ Nghề Hà Tĩnh cũng đánh giá cao chương trình đào tạo phối hợp và mong muốn được áp dụng rộng rãi tại các trường nghề ở Việt Nam. Với một chương trình đào tạo quốc tế lấy bằng CĐ nghề nâng cao bậc 5, thời gian đào tạo 3 năm, thời lượng thực hành đến 2/3 và lý thuyết chỉ 1/3 là phù hợp trước đòi hỏi của DN về chất lượng đào tạo nghề.

T.Anh

 

Bình luận (0)