Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Nhân rộng mô hình trường học kiểu mới

Tạp Chí Giáo Dục

Theo Bộ GD-ĐT, dự kiến, năm học 2013-2014 cả nước có trên 22 triệu HS, SV. Trong đó, nhà trẻ và mẫu giáo là trên 4,6 triệu trẻ. Tiểu học là 7,430 triệu HS, THCS là 4,950 triệu HS, THPT là 2,720 triệu HS. Trung cấp chuyên nghiệp là 520.000 HS, ĐH, CĐ là 2,185 triệu SV.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp học trong năm học 2013-2014 được lãnh đạo Bộ GD-ĐT nhấn mạnh đó là tiếp tục thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, THCS, nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập. Thực hiện phân luồng sau THCS và liên thông giữa các chương trình giáo dục, cấp học và trình độ đào tạo; đa dạng hóa phương thức học tập, đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết và tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân.
Năm học 2012-2013, cả nước có 1.447 trường tiểu học áp dụng mô hình trường học kiểu  mới (VNEN). Năm học mới 2013-2014 có thêm 200 trường tiểu học nữa đăng ký tham gia. Ngay tại Hà Nội, từ 1 trường duy nhất thí điểm năm trước, năm nay đã có  gần 50 trường đăng ký áp dụng mô hình này. Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển, về mục tiêu dạy học, VNEN đảm bảo cho HS được rèn luyện một cách toàn diện, không phải chỉ có học kiến thức mà được rèn luyện nhiều hơn về kỹ năng sống, trang bị năng lực tự quản bản thân, tự quản tập thể cho HS…
Nội dung dạy học được thiết kế theo quy trình đảm bảo cho HS có khả năng tự học, chuyển quá trình dạy học thành quá trình hướng dẫn HS tự học, tự vận dụng kiến thức.
Mô hình này cũng coi trọng việc kiểm tra đánh giá trong suốt quá trình học đi đôi với việc kiểm tra kết quả học tập. Mô hình trường học mới sẽ không chỉ đánh giá HS học được cái gì mà quan trọng sẽ đánh giá HS làm được cái gì qua học. Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn việc đánh giá HS ngay trong quá trình học để kịp thời động viên các em, phát hiện các em gặp khó khăn về vấn đề gì để giúp đỡ một cách kịp thời. Với cách làm này giáo viên sẽ giúp đỡ riêng được từng em, phát huy được năng lực riêng của từng em khác nhau, không phải ứng xử một cách đồng loạt. Đấy chính là tính nhân văn của mô hình trường học mới.
Nghiêm Huê

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)