Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nhận thức xã hội đóng vai trò thúc đẩy phát triển GD mầm non

Tạp Chí Giáo Dục

Hôm nay 7/1, tại Hội trường UBND tỉnh Hậu Giang, Bộ GD&ĐT, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, UBND Tỉnh Hậu Giang đã phối hợp tổ chức “Hội thảo giáo dục mầm non ĐBSCL, thực trạng và giải pháp”. Tham dự Hội thảo có Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phạm Vũ Luận, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cùng các đại biểu đến từ 13 tỉnh thành của ĐBSCL.
ĐBSCL bao gồm 13 tỉnh, thành phố. Diện tích đất tự nhiên 39.739km2, chiếm 12,1 % diện tích toàn quốc. Dân số trên 17,2 triệu người, bằng 20,02% dân số cả nước. Trong vùng có 31 dân tộc sinh sống, trong đó người Kinh chiếm khoảng 92,3%.
Nền kinh tế của vùng trong những năm qua đã có chuyển biến tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp giảm. Đây là vùng xuất phát điểm về GD&ĐT nói chung và GDMN nói riêng thấp hơn so với các vùng và khu vực khác trong cả nước. Dân cư phân tán,  trong điạ hình sông rạch chằng chịt, nhiều gia đình thường xuyên thay đổi chỗ ở, hệ thống giao thông chưa phát triển, khó khăn lớn nhất là ĐBSCL hàng năm phải đối mặt với nhiều đợt lũ, cơ sở vật chất không đảm bảo,…một loạt các tác động bất thuận khiến cho việc huy động trẻ đến trường gặp rất nhiều khó khăn.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận chỉ đạo hội nghị
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phát biểu tại hội thảo
Trong những năm qua, việc phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non phát triển nhanh. Năm 2006 – 2007 toàn vùng có 1.412 trường mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ nhưng đến năm 2010 – 2011 đã có 1.687 trường.
Số trẻ được huy động tới trường tăng. Năm 2006 – 2007, huy động trẻ mẫu giáo đạt 52,5% và mẫu giáo 5 tuổi đạt 86,2% . Từ năm 2010 – 2011 huy động được 6,5% cháu ra nhà trẻ (tăng 2,13%), trong đó có 62,5% trẻ mẫu giáo (tăng 10%), trong đó lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt 93,5 % (tăng 9,1 %).
Các địa phương có tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo ra lớp đạt cao như  Vĩnh Long (83%), TP Cần Thơ (80%), Tiền Giang, Bến Tre, …huy động trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 100%. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được quan tâm, tỷ lệ trẻ  bán trú tại đạt 90% ở khối nhà trẻ và 45% trẻ mẫu giáo. Thực hiện chương trình GDMN mới năm 2010 – 2011 là 1324/1687 trường, đạt tỷ lệ 78,48% (tăng hơn 38,24% so với năm 2009 – 2010).
Đội ngũ giáo viên tăng nhanh, năm 2009 – 2010 toàn vùng có 26. 969 CB, GV, NV. Đến năm 2010 – 2011 toàn vùng có 31.460 CB,GV,NV (tăng 4.491 người). Năm 2010 -2011 toàn vùng có 21.305 GV, trong đó số giáo viên biên chế nhà nước là 16.597/21.305, đạt 78%. Giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn 85%.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, Hội thảo đã đưa ra một một số giải pháp phát triển GDMN ĐBSCL giai đoạn 2011 – 2015, trước hết là thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, Quyết định 1033/QĐ ngày 30/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển GD, đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL như: tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức xã hội. Hoàn thiện mạng lưới trường, lớp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý GVMN. Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục và kiểm tra đánh giá. Huy động nguồn lực tài chính.
Tại hội thảo, Sở GD-ĐT các tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang, Đồng Tháp,…đã trình bày tham luận nêu một số giải pháp, mô hình, phương thức thực hiện cho giáo dục mầm non đạt hiệu quả bước đầu ở khu vực.
Thực trạng GD MN nói chung và PCGDMNTNT vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: đời sống người dân còn nhiều khó khăn nên điều kiện đầu tư cho trẻ em còn rất hạn chế, cơ sở vật chất còn thiếu, nhiều trường học còn tạm, ghép với tiểu học, sông rạch chằng chịt làm ảnh hưởng mạn lưới trường học và việc đi học của trẻ, đội ngũ giáo viên còn thiếu về cả số lượng và chất lượng, chế độ chính sách để thu hút giáo viên còn bất cập, nhận thức chưa đúng về GDMN  và PCGDMNTNT, quan niệm trẻ không học mầm non vẫn vào lớp 1 vẫn còn ở một bột phận của cán bộ quản lý các cấp và phụ huynh…
Phát biểu tại Hội thảo, Bộ trưởng  Phạm Vũ Luận ghi nhận: Việc xây dựng mạng lưới  trường lớp MN ở khu vực có bước phát triển nhanh, đội ngũ giáo viên được tăng cường đạt chuẩn và trên chuẩn; cùng với sự đầu tư tài chính từ nhà nước và xã hội do vậy số lượng các trẻ ra lớp tăng rõ rệt. Chất lượng chăm sóc, GD trẻ ngày càng được cải thiện. Từng bước tạo tiền đề  vững chắc cho GDMN phát triển trong những năm tới.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng lưu ý bậc học MN các tỉnh khu vực ĐBSCL còn nhiều khó khăn, hạn chế do nhận thức xã hội về GDMN chưa đầy đủ, chưa đúng tầm, ảnh hưởng lâu dài cho các cấp học trên; Chính  sách liên quan đến hệ MN chưa đồng bộ và đúng mức,  việc t triển khai thiếu chủ động, sáng tạo…
Theo Kiều Ngân- Hồng Đang
(GD&TĐ)

Bình luận (0)