Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nhân viên bảo vệ trường học: Thấy vậy mà không phải vậy!

Tạp Chí Giáo Dục

Thi gian qua, đã có nhiu văn bn quy đnh v xây dng mi nhà trưng thành mt môi trưng giáo dc an toàn, lành mnh, thân thin. Trưng hc an toàn trưc tiên là môi trưng giáo dc có đ điu kin đ đm bo s an toàn v th cht và tinh thn cho HS, GV, các cán b nhân viên trong trưng, khi đó, trưng hc tr nên thân thin hơn, HS tích cc hơn và các em mi có th phát huy đưc hết kh năng ca mình cũng như sng trn vn trong hnh phúc.

Bo v ti mt trưng hc (nh minh ha). Ảnh: I.T

Tinh thần đó cho thấy vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn trường học đang được chú trọng hơn bao giờ hết và là trách nhiệm của tất cả các thành viên trong nhà trường. Trong đó có nhân viên bảo vệ. Vấn đề không ở chỗ nhìn công việc của bảo vệ là việc làm giản đơn, ai làm cũng được, không cần đòi hỏi nghiệp vụ như các nhân viên và GV trong trường. Nhận thức như vậy có phần rất chủ quan và chưa hiểu hết đặc điểm nghiệp vụ bảo vệ và đặc biệt là bảo vệ trường học.

1.Bảo vệ trường học không phải chỉ là người gác cổng, hay giữ xe mà nhiệm vụ chính của nhân viên này là đảm bảo an ninh, an toàn cho toàn bộ HS và GV trong trường. Khi có sự cố xảy ra, các bảo vệ cần có nhiệm vụ phối hợp ngay với nhà trường, phụ huynh và chính quyền địa phương để xử lý và ngăn chặn kịp thời. Ngoài ra nhân viên bảo vệ còn là người nhắc nhở HS (thậm chí là GV và công nhân viên khác) thực hiện đúng nội quy của nhà trường, của địa phương và chấp hành pháp luật và có trường còn phân công nhân viên bảo vệ đánh kẻng báo giờ theo thời gian biểu học tập trong ngày; phải quan sát và nắm chặt quá trình đưa đón HS tại cổng trường, đảm bảo không có sự cố nguy hiểm xảy ra; là người kiểm tra các phòng học, mở cửa trước khi ngày học bắt đầu và đóng cửa sau khi ngày học kết thúc; đảm bảo tài sản và cơ sở vật chất của nhà trường và cuối cùng là người canh giữ cơ quan vào ban đêm, khi mà mọi người khác “mơ màng giấc điệp” với  giấc ngủ ngon, giấc mơ đẹp thì bảo vệ phải thường xuyên cảnh giác trong giấc ngủ “chập chờn” không yên giấc và đặc biệt là mỗi sáng khi HS, GV và các nhân viên khác vào trường thì người gặp mặt đầu tiên là “chú bảo vệ” với nụ cười trên môi là hứa hẹn một ngày làm việc vui tươi và hiệu quả.

Người bảo vệ phải có thái độ làm việc nghiêm túc, luôn luôn tập trung cảnh giác nhưng cũng luôn cần có thái độ hòa nhã, cởi mở và trung thực để trở thành một tấm gương tốt với HS và xây dựng cái nhìn thân thiện với khách đến trường. Nhân viên bảo vệ phải có tính chuyên nghiệp, có tinh thần trách nhiệm, có tâm huyết với “nghề” của mình và với hoạt động sư phạm của nhà trường…, lại là người phải làm việc liên tục, ít có thời gian nghỉ ngơi.

2. Gần đây, để kịp thời khắc phục tình trạng số vụ tai nạn giao thông đối với HS (thậm chí ngay trong trường học), Bộ GD-ĐT có công văn về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các cơ sở giáo dục: “Tăng cường trách nhiệm của nhân viên bảo vệ trong việc quản lý, bao quát, kịp thời nhắc nhở, hướng dẫn các phương tiện tham gia giao thông trong khuôn viên trường học đúng quy định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các thành viên trong nhà trường, đặc biệt là đối với các em HS” – (trích mục 3-CV). Vậy là trách nhiệm của nhân viên bảo vệ được quan tâm chỉ đạo, nhưng mà, than ôi!, theo Thông tư số 16 hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, ở chương III Định mức số lượng người làm việc trong trường phổ thông với các điều 6, 7, 8 cho các cấp học và đến điều 9. Các vị trí việc làm kiêm nhiệm thì không có dòng hay chữ nào nói đến nhiệm vụ bảo vệ cho trường học (một “cơ quan” với một lượng người đông đảo cần “bảo vệ” và số tài sản không hề nhỏ cần giữ gìn). Mãi đến điều 10. Lao động hợp đồng ở mục 1 mới có “Các trường được bố trí lao động hợp đồng để thực hiện nhiệm vụ vệ sinh, bảo vệ”. Ở đây là “được bố trí” tức là không bố trí cũng không sao và nhiệm vụ bảo vệ còn đặt sau nhiệm vụ vệ sinh (?) Thôi thì cam phận là “nhân viên hợp đồng” và làm việc theo quy định tại Khoản 3, Điều 1 Nghị định 68/2000/NĐ-CP (bảo vệ trường học là công việc thực hiện thông qua ký kết hợp đồng lao động giữa nhà trường với cá nhân trực tiếp). Như vậy, do đây dạng hợp đồng lao động thì thời gian làm việc của nhân viên bảo vệ sẽ được bảo đảm dựa trên những quy định của điều 104, điều 106 Bộ luật Lao động 2012 và lương của bảo vệ trường học được xếp theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Căn cứ vào các văn bản luật được căn cứ để ký hợp đồng trên, thì lương của những người làm việc hợp đồng này (Nghị định 204/2004/NĐ-CP), được xếp theo bảng 4: Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì nhân viên bảo vệ có lương bậc 1 với hệ số là 1.50 và kết thúc ở bậc 12 với hệ số 3.48 và điều 7. Chế độ nâng bậc lương Khoản 1 mục b2)… nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo bảng 4: Sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch được xét nâng lên một bậc lương. Như vậy nếu tính theo mức lương cơ sở từ tháng 7 năm 2019 là 1.490.000 đồng/ tháng thì bậc 1 sẽ có tiền lương (1.490.000*1.5) là 2.235.000 đồng và bậc 12 sẽ có tiền lương (1.490.000*3.48) là 5.185.200 đồng. Vậy để được hưởng mức lương cao nhất với mỗi tháng trên 5 triệu đồng thì nhân viên bảo vệ đó phải làm việc liên tục 24 năm, một khoảng thời gian gần như “không tưởng”, do thường các nhân viên bảo vệ khi vào làm việc (với mức lương khởi điểm) có tuổi đời khá cao (thường là trên 40). Trên thực tế, các nhân viên bảo vệ trường học phần lớn đều phải làm việc không đúng luật định và được hưởng đãi ngộ chưa tương xứng với nhiệm vụ, do bảo vệ là công việc đặc thù, không thể làm theo giờ hành chính, nên nhân viên bảo vệ phải chấp nhận làm việc 24/24 giờ, cả ban ngày lẫn ban đêm (như trên đã nói), kể các ngày chủ nhật, ngày lễ, Tết. Đối với những trường có quy mô lớn, có thể có từ hai bảo vệ, thì việc chia ca để đảm bảo cho mỗi người có thời gian nghỉ ngơi có phần “chấp nhận được”, còn những trường có một bảo vệ thì xem như “độc cô cầu bại”, âm thầm mà “lãnh đủ”.

3. Nhìn chung nhân viên bảo vệ luôn là những người có tinh thần chịu khó, vươn lên trong cuộc sống; là người có đủ sự thông minh, nhanh nhẹn, nhạy bén, can đảm để có thể xử lý mọi tình huống bất ngờ, đối phó với những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; là người đầu tiên đảm bảo an toàn trong trường học, đảm bảo duy trì công tác giảng dạy và học tập diễn ra một cách bình thường và an ninh cho nhà trường thời gian không hoạt động; cùng với GV tạo sự an tâm cho phụ huynh khi con học ở trường… Thiết nghĩ lãnh đạo các nhà trường, GV, nhân viên, phụ huynh HS và bản thân HS phải có cái nhìn thân thiện (trường học thân thiện mà!) với nhân viên bảo vệ; có sự cảm thông cần thiết để bảo vệ hoàn thành tốt nhiệm vụ; nhà trường có thể căn cứ vào Luật Lao động để có thể phần nào giải quyết thỏa đáng đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho đối tượng này và nếu có điều kiện cần có sự đãi ngộ nào đó “để gọi là” tạo sự an tâm cống hiến lâu dài của nhân viên này cho trường, cho ngành. Âu đó cũng là một việc làm có tính nhân văn…

Trn Đăng Huy

 

Bình luận (0)