Xã hội càng công nghiệp hóa, dùng nhiều loại thức ăn ăn liền, làm việc trí óc là chính, ít vận động khiến số người bị táo bón càng nhiều.
Ảnh minh họa. |
Sự rối loạn chức năng của bất kỳ một đoạn nào của đại tràng (6 đoạn) đều có thể gây chứng táo bón. Chức năng co bóp của ruột bị ảnh hưởng bởi thành phần của thức ăn, trạng thái của các chủng vi khuẩn trong ruột. Táo bón có thể do yếu tố thần kinh ở những người luôn trong trạng thái căng thẳng thần kinh tâm lý, điều kiện đi đại tiện không thuận tiện.
Ngoài ra, một số bệnh như trĩ, nứt hậu môn, thoát vị thành bụng, thoát bị bẹn, một số thuốc (antacid, một số kháng sinh, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, chống nôn, thuốc lợi tiểu, chữa trị viêm loét dạ dày, hạ huyết áp). Mức sinh lý bình thường được coi là đi đại tiện không quá 2 – 3 lần/ngày, không ít hơn 3 lần/tuần. Nếu thường xuyên trên 48 giờ mới đi đại tiện, khi đi cần phải làm động tác rặn, số lượng phân ít (dưới 100g) là bị bệnh táo bón.
Nghiên cứu cho thấy, có gần 30% dân số mắc bệnh táo bón, thường gặp ở phụ nữ hơn là ở nam giới, đặc biệt là ở những người lao động trí óc hơn là ở những người lao động chân tay. Nguyên nhân là do ăn ít chất xơ, ít vận động, dùng nhiều thức ăn ăn liền giàu chất béo, ăn đồ cay nóng, ít uống nước hoặc chỉ uống trà đặc, cà phê và stress…
Táo bón không phải là một bệnh lý gây tử vong nhưng nhiều phiền phức, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống với các biểu hiện như cảm giác đầy bụng, đầy hơi, đau ở vùng bụng, hay đánh rắm, buồn nôn, tâm trạng kém, cảm giác mệt mỏi, giảm khả năng lao động. Đôi khi, chứng táo tón gây hội chứng rối loạn thần kinh, luôn lo sợ và luôn nghĩ về tình trạng bệnh của mình, nghĩ rằng bệnh ngày càng nặng, không thể chữa khỏi.
Táo bón nếu không điều trị kịp thời dễ chuyển thành mạn tính hay đọng lại thành những cục phân lớn, có thể gây ra tắc ruột, nhất là đối với người lớn tuổi hay trẻ em. Đặc biệt, nó có thể gây ra các biến chứng khá trầm trọng như trĩ, hậu môn, sa trực tràng do phải rặn mạnh mỗi khi đi đại tiện.
Khi bị các hiện tượng trên, đi ngoài bị đau nên bệnh nhân ngại đi, do đó, lại càng táo bón hơn. Khi cố rặn cũng làm tăng áp lực máu (biểu hiện mặt đỏ), nên rất nguy hiểm cho người cao huyết áp, người bị bệnh tim mạch (dễ bị đột quỵ khi đi tiểu). Táo bón lâu ngày có thể gây nên ung thư trực tràng. Vì vậy, khi bị táo bón kéo dài, màu sắc phân thay đổi (thường có máu và chất nhầy trong phân, máu có thể đỏ tươi nhưng thường là lờ lờ máu cá, đau bụng, đầy bụng, trướng hơi, sụt cân, ăn giảm…) cần phải đi khám ngay.
Để chữa trị cần tìm hiểu nguyên nhân gây táo bón (tuy nhiên có tới 41% chẩn đoán không tìm ra nguyên nhân), phải thay đổi chế độ ăn như ăn nhiều chất xơ, chất bã (200 – 300g/lần/ngày), ăn các thứ nhuận tràng, uống nhiều nước và năng vận động, tập luyện thể thao…
Theo TS Đặng Quốc Nam
Khoa học Đời sống
Bình luận (0)