Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nhận xét đề thi môn Hóa

Tạp Chí Giáo Dục

Đề thi phù hợp với mục đích “2 trong 1”

Đó là nhận định của cô Nguyễn Thị Hồng Trang (Tổ trưởng tổ hóa học, Trường THPT Tôn Thất Tùng, Đà Nẵng). Theo cô Trang, đề thi chính thức đã bám sát cấu trúc đề thi minh họa, và có phần dễ hơn so với đề thi minh họa của Bộ GD-ĐT. Nhìn chung, phần lý thuyết phân bổ chủ yếu trong chương trình lớp 12. Không có câu hỏi đánh đố, bẫy học sinh. Đề có khoảng 60% câu hỏi yêu cầu ở mức độ trung bình và trung bình khá dành cho học sinh thi tốt nghiệp. Số còn lại có 20 câu hỏi dành cho học sinh thi lấy điểm xét tuyển vào ĐH, CĐ. Học sinh có học lực trung bình có thể đạt mức 6 điểm. Ở mốc 7 đến 8 điểm bắt đầu thể hiện sự phân hóa, học sinh khá có thể làm được. Còn ở mức 9 đến 10 điểm, yêu cầu của đề khó hơn đòi hỏi học sinh có học lực giỏi, xuất sắc, chịu khó ôn luyện mới làm được; trong đó câu hỏi liên quan đến Peptit rất khó lấy điểm, mặc dù vấn đề này đã được dạy trong chương trình, ôn luyện trong quá trình ôn thi bám sát cấu trúc đề nhưng đòi hỏi học sinh phải có kiến thức tốt cả về vật lý và toán học, biết vận dụng một cách thành thạo mới giải được dạng đề này.

Thí sinh tại Đà Nẵng sau buổi thi môn hóa học.

Như vậy, đề thi môn hóa năm nay phù hợp với mục đích của kì thi “2 trong 1”, vừa bao quát kiến thức chương trình vừa thể hiện sự phân hóa trình độ học sinh trong quá trình xét tuyển đúng ngành nghề, trình độ vào các trường.

Vĩnh Yên (ghi)

Bình luận (0)