Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Nhật Bản chế tạo thiết bị “chấm điểm” mì ngon hay dở đầu tiên trên thế giới

Tạp Chí Giáo Dục

Thiết bị này được các kỹ sư Nhật Bản chế tạo. Nó có khả năng đo lượng các hạt kiều trong mì soba, độ bề mặt mì, độ đặc của nước sốt và độ nhiệt của mì. Nhờ sử dụng công nghệ này, các nhà bán hàng có thể đảm bảo chất lượng và độ ngon của mì soba mỗi ngày.
Trên thực tế, việc đánh giá chất lượng của mì soba là rất khó. Thiết bị mới có thể "chấm điểm" độ ngon và chất lượng của mì soba chỉ trong vài giây.
Mì soba
Mì soba của Nhật Bản. Các nhà nghiên cứu nước này mới đây đã tạo thiết bị có thể đánh giá độ ngon của mì soba
Các kỹ sư Nhật Bản vừa chế tạo thiết bị đầu tiên trên thế giới có khả năng phân tích độ ngon của mì soba – một loại mì truyền thống của Nhật Bản được làm từ kiều mạch.
Được Công ty sản xuất dụng cụ Yatsurugigiken Inc. và Đại học Shinshu ở tỉnh Nagano (Nhật Bản) chế tạo, thiết bị này có thể đánh giá độ ngon và hiển thị kết quả chất lượng của mì soba dưới dạng số trong vòng vài giây.
Trên thực tế, việc đánh giá chất lượng của mì soba là rất khó bởi mùi thơm và hương vị của mì có thể bị ảnh hưởng vì cách luộc mì. Tuy nhiên, các kỹ sư của Yatsurugigiken Inc. và Đại học Shinshu đã sử dụng dữ liệu khách quan để tính toán độ ngon cho thành phần chính của mì soba là bột kiều mạch.
Bằng cách chiếu tia huỳnh quang từ đèn LED cực tím lên khoảng 2g bột kiều mạch, họ có thể xác định chỉ số hương vị đối với phospholipid, protein và các chất khác trong vòng vài giây. Thiết bị sẽ hiển thị các chỉ số đánh giá theo 4 hạng mục, trong đó mùi thơm và màu sắc, theo thang điểm từ 1 đến 100.
Theo ông Naoya Shimizu – chủ tịch Yatsurugigiken Inc., cách đây 7 năm, công ty đã bắt đầu hợp tác với Đại học Shinshu. Ban đầu, Yatsurugigiken cố gắng chế tạo một thiết bị có thể phân loại hạt kiều mạch dựa trên chất lượng của chúng. Tuy nhiên họ đã từ bỏ kế hoạch do những khó khăn trong việc đưa sản phẩm này ra thị trường.
Sau đó, họ đã thay đổi mục tiêu khi chuyển sang chế tạo thiết bị có khả năng phân tích hương vị của bột kiều mạch.
Các nhà chế tạo đã nhận được bằng sáng chế cho thiết bị này vào tháng 6-2022.
HT (theo khoahoc.tv)

Bình luận (0)

Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Nhật Bản chế tạo thiết bị “chấm điểm” mì ngon hay dở đầu tiên trên thế giới

Tạp Chí Giáo Dục

Thiết bị này được các kỹ sư Nhật Bản chế tạo. Nó có khả năng đo lượng các hạt kiều trong mì soba, độ bề mặt mì, độ đặc của nước sốt và độ nhiệt của mì. Nhờ sử dụng công nghệ này, các nhà bán hàng có thể đảm bảo chất lượng và độ ngon của mì soba mỗi ngày.
Trên thực tế, việc đánh giá chất lượng của mì soba là rất khó. Thiết bị mới có thể "chấm điểm" độ ngon và chất lượng của mì soba chỉ trong vài giây.
Mì soba
Mì soba của Nhật Bản. Các nhà nghiên cứu nước này mới đây đã tạo thiết bị có thể đánh giá độ ngon của mì soba
Các kỹ sư Nhật Bản vừa chế tạo thiết bị đầu tiên trên thế giới có khả năng phân tích độ ngon của mì soba – một loại mì truyền thống của Nhật Bản được làm từ kiều mạch.
Được Công ty sản xuất dụng cụ Yatsurugigiken Inc. và Đại học Shinshu ở tỉnh Nagano (Nhật Bản) chế tạo, thiết bị này có thể đánh giá độ ngon và hiển thị kết quả chất lượng của mì soba dưới dạng số trong vòng vài giây.
Trên thực tế, việc đánh giá chất lượng của mì soba là rất khó bởi mùi thơm và hương vị của mì có thể bị ảnh hưởng vì cách luộc mì. Tuy nhiên, các kỹ sư của Yatsurugigiken Inc. và Đại học Shinshu đã sử dụng dữ liệu khách quan để tính toán độ ngon cho thành phần chính của mì soba là bột kiều mạch.
Bằng cách chiếu tia huỳnh quang từ đèn LED cực tím lên khoảng 2g bột kiều mạch, họ có thể xác định chỉ số hương vị đối với phospholipid, protein và các chất khác trong vòng vài giây. Thiết bị sẽ hiển thị các chỉ số đánh giá theo 4 hạng mục, trong đó mùi thơm và màu sắc, theo thang điểm từ 1 đến 100.
Theo ông Naoya Shimizu – chủ tịch Yatsurugigiken Inc., cách đây 7 năm, công ty đã bắt đầu hợp tác với Đại học Shinshu. Ban đầu, Yatsurugigiken cố gắng chế tạo một thiết bị có thể phân loại hạt kiều mạch dựa trên chất lượng của chúng. Tuy nhiên họ đã từ bỏ kế hoạch do những khó khăn trong việc đưa sản phẩm này ra thị trường.
Sau đó, họ đã thay đổi mục tiêu khi chuyển sang chế tạo thiết bị có khả năng phân tích hương vị của bột kiều mạch.
Các nhà chế tạo đã nhận được bằng sáng chế cho thiết bị này vào tháng 6-2022.
HT (theo khoahoc.tv)