Cũng theo ông Kagami, Nhật chưa thành công trong việc đầu tư vào thế hệ tương lai. Họ cần học một triết lý – trẻ em chính là tương lai của đất nước. Về điều này, Nhật còn thua xa các quốc gia châu Âu khác.
Thông điệp này là điều không dễ dàng ở đất nước hoa Anh đào, vốn coi mô hình gia đình truyền thống và mối quan hệ huyết thống là tối cao.
Định kiến truyền thống
Bà Yoko Sakamoto cùng chồng là ông Koichi vẫn nhớ những định kiến mà họ phải đối mặt khi quyết định nhận nuôi con. Bà Sakamoto tâm sự: “Bố mẹ tôi chỉ trích quyết định này. Chúng tôi phải đối mặt với một cơn bão phân biệt đối xử từ những người xung quanh. Người Nhật vẫn rất gay gắt với những người mà họ coi là không bình thường. Bản thân tôi cũng đã trải nghiệm thế nào là sự khác người vì tôi không có khả năng sinh con như nhiều phụ nữ khác”.
Hình ảnh gia đình truyền thống của Nhật Bản. Ảnh: corbis. |
Trong khi đó, Giám đốc một trại trẻ mồ côi là Yusho Kagami cho biết: “Xã hội Nhật hiện thiếu khả năng nuôi dưỡng trẻ em. Khái niệm xã hội chung tay nuôi dưỡng tương lai của đất nước bị sụp đổ bởi cuộc công nghiệp hoá chóng mặt và sự thiếu vắng các cộng đồng nông trại”. Nhật chỉ dành 4% quỹ phúc lợi xã hội cho bà mẹ và trẻ em, trong khi con số đó đối với người già là 70%. Sự phân bổ các khoản trợ cấp xã hội hiện nay chỉ là “những mảnh chắp vá”.
Chính phủ có chính sách hỗ trợ
Trước những định kiến truyền thống, nhiều người vẫn không bỏ cuộc. Ông Susumu Kirigakubo nhớ lại, trước khi nghỉ hưu ông làm việc cần mẫn từ sáng sớm đến tối khuya và không biết được rằng bốn đứa con của mình được sinh và nuôi dạy như thế nào. Thế nhưng, sau khi nghỉ hưu, gia đình ông nhận nuôi ba đứa trẻ, hai bé gái sinh đôi 6 tuổi và một bé trai 5 tuổi, thì ông đã giành toàn bộ thời gian của mình để làm các công việc nội trợ như: khâu vá, giặt là hàng núi quần áo của những đứa trẻ và dạy chúng học. Điều này khiến vợ ông vô cùng ngạc nhiên. Ông Kirigakubo hạnh phúc nói: “Tôi cảm thấy thực sự thích thú khi nhìn chúng lớn lên hàng ngày. Trông chúng thật đáng yêu”.
Hiện trong ngôi nhà của vợ chồng Sakamoto ở ngoại ô Tokyo luôn đầy ắp tiếng cười của năm đứa trẻ, tuổi từ 4 đến 15. Bà Sakamoto cho biết: “Tôi đã học được nhiều điều từ bọn trẻ. Khi sinh ra, chúng không có gì nhưng chúng vẫn tiếp tục vươn lên trong cuộc sống. Nếu không có bọn trẻ, tôi sẽ không bao giờ có được một cuộc sống ý nghĩa như hiện nay”.
Sau khi những ông bố bà mẹ nuôi như Sakamoto lên tiếng, thái độ của mọi người Nhật đang dần thay đổi. Chính phủ nước này quan tâm hơn tới những gia đình nhận nuôi con và có các động thái hỗ trợ nhu cầu chính đáng của những gia đình này. Một biện pháp “tức thời” mà Chính phủ đang thực hiện là trợ cấp tài chính cho các gia đình có nhiều trẻ em. Dự kiến, vào tháng 4 tới, tiền trợ cấp cho các gia đình sẽ tăng lên mức 72.000 yen (800 USD) một tháng cho con đầu và 36.000 yen (400 USD) cho những đứa con tiếp theo.
Quan chức cấp cao của thành phố Tokyo phụ trách vấn đề nhận nuôi là Keiko Nomura khẳng định: “Việc trẻ em trưởng thành trong môi trường gia đình là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của bọn trẻ sau này và giúp chúng hình thành được hình ảnh về một gia đình thực thụ”.
Nhật Bản là quốc gia “già” với tổng dân số hơn 127 triệu người, trong đó tỷ lệ trẻ em chiếm một phần rất nhỏ. Hiện đất nước mặt trời mọc này có khoảng 23 triệu người dưới 19 tuổi, chiếm 18% dân số; gần 28 triệu người trên 65 tuổi, chiếm 22% dân số. Trong năm 2007, toàn nước Nhật chỉ có 7.882 gia đình đăng ký nhận con nuôi.
|
Hải Anh (baodatviet)
Bình luận (0)