Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Nhặt phế thải để học… STEM

Tạp Chí Giáo Dục

Nht nhnh nhng vt liu mi ngưi b đi đ lp ráp, sáng to ra mô hình “Bo v di sn đa phương – ch Bến Thành”, nhóm hc sinh ca Trưng THCS Phú Li gm Ngy Thiên Thanh (lp 6/4), Li Th Ngc Ngân (lp 8/1) và Võ Đng Hunh Trâm (lp 8/5) đã xut sc đot gii nht Hi thi thiết kế sn phm t rác tái chế vi ch đ “Thành ph ca em” do Ban Ch đo sinh hot hè phưng 7, qun 8 (TP.HCM) t chc.

Tác tác gi bên mô hình “Bo v di sn đa phương – ch Bến Thành”

Với mô hình này, các em không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà qua đó còn nâng cao ý thức giữ gìn và bảo tồn di sản địa phương.

Va hc, va hành

Thấy nhiều vật dụng có giá thành rẻ, thậm chí có thể xin lại từ các tiệm tạp hóa, cơ sở gia công đồ mộc dân dụng… mà không phải tốn quá nhiều tiền, các em học sinh Trường THCS Phú Lợi, với sự hướng dẫn của thầy Hoàng Tuấn Vũ (giáo viên bộ môn vật lý) đã tận dụng sáng chế ra hàng loạt sản phẩm thiết thực, bổ ích và được đưa vào sử dụng trong chính gia đình mình như: máy bắt muỗi, đèn học… Gần đây nhất là mô hình “Bảo vệ di sản địa phương – chợ Bến Thành”.

Mô hình được thiết kế đơn giản bằng giấy bìa cứng (từ hộp giấy), que kem, mica, gỗ, keo dán… “Các vật dụng này đều được mọi người cho, chúng em chỉ bỏ công ra nghiên cứu, tìm tòi để sáng tạo chứ không tốn kém nhiều. Mục đích của chúng em hướng tới là góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng thành phố văn minh, hiện đại nên sản phẩm cũng phải làm từ các loại rác tái chế”, Ngọc Ngân bày tỏ.

Thầy Vũ (giáo viên hướng dẫn) chia sẻ: “Việc cho các em vừa học, vừa thực hành rất quan trọng. Vì như vậy không chỉ giúp các em nhớ kiến thức lâu hơn mà còn góp phần rèn luyện một số kỹ năng, nhận thức đôi khi trong sách vở không có. Cũng như vấn đề môi trường hiện nay, dạy trên lớp chưa đủ mà phải cho các em đi thực tế quan sát, tìm hiểu. Sau đó gợi ý cho các em đề ra các giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục. Từ đó các em sẽ hiểu được, có ý thức, trách nhiệm hơn”.

Theo nhóm sáng tạo, hiện nay môi trường sống đang gặp nhiều thách thức. Số lượng rác thải ngày càng tăng. Việc này không chỉ làm mất vẻ mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Chính vì vậy, việc tận dụng phế thải để sáng chế ra những vật dụng sinh hoạt, học tập luôn được thầy cô hoan nghênh. Bởi thông qua đó còn giúp các bạn học sinh hiểu hơn về môi trường mà mình đang sinh sống, học tập.

ng đến ý thc bo tn di sn

Theo thầy Vũ, ngoài vấn đề môi trường, việc định hình cho học sinh ý thức bảo tồn di sản địa phương cũng cần được giáo dục theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”. Cụ thể, thầy Vũ cho biết: “Người lớn bảo tồn bằng hành động, còn với học sinh nên định hình từ ý thức. Khi bắt tay vào thực hành, các em sẽ nhớ lâu hơn, biết trân trọng thành quả của mình. Từ đó sẽ hình thành ý thức bảo vệ di sản địa phương”. 

Nói về việc lựa chọn chợ Bến Thành để mô phỏng lại, các thành viên trong nhóm cho biết đây vừa là biểu tượng vừa là chứng nhân cho nhiều sự kiện lịch sử và những biến động thăng trầm trên mảnh đất Sài Gòn; đồng thời cũng là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn du khách. “Là thế hệ tiếp nối, chúng em muốn hình ảnh này luôn hiện hữu trong tim các bạn trẻ, đặc biệt là học sinh. Lỡ mai này chợ Bến Thành không còn nữa thì ít nhiều trong ký ức của các bạn vẫn còn lưu lại chút gì đó”, Thiên Thanh bộc bạch.

Với ý nghĩ đó, nhóm quyết định chọn chợ Bến Thành làm hình mẫu để sáng tạo ra mô hình “Bảo vệ di sản địa phương – chợ Bến Thành”. “Sản phẩm của chúng em được mô phỏng y như thật. Để sản phẩm chuẩn xác, trước tiên chúng em phải thiết kế, phác họa trên giấy. Sau đó tính toán sao cho mô hình phải cân đối, hài hòa đúng tỉ lệ. Đối với nhiều người, việc quan sát, sau đó thiết kế lại y như thật là việc dễ nhưng với chúng em là cả một quá trình. Bởi trong lúc làm, chúng em phải tìm hiểu tỉ mỉ từng bộ phận, nhờ đó mà hiểu hơn về công trình kiến trúc này cũng như là biểu tượng gắn liền với tên tuổi của địa phương mình sinh sống”, Huỳnh Trâm cho biết.

Theo các thành viên trong nhóm, việc tìm hiểu về di sản địa phương vô cùng bổ ích, nhất là khi được tận tay mô phỏng lại công trình thật. Thiên Thanh tiết lộ: “Để tạo ra sản phẩm, chúng em phải quan sát, tìm hiểu những kiến thức thực tế. Thông qua đó chúng em nhận thấy rằng, nếu chỉ học qua sách vở thì chưa đủ mà còn phải biết, hiểu và trân trọng những giá trị lịch sử của dân tộc”.  

Hiện tại các thành viên đang cải tiến lại mô hình “Bảo vệ di sản địa phương – chợ Bến Thành”, phóng to tỉ lệ để tiếp tục tham dự Hội thi thiết kế sản phẩm từ rác tái chế với chủ đề “Thành phố của em” do quận tổ chức, sau đó tiếp tục dự thi cấp thành phố.

Bài, nh: Kiu Khánh

 

Bình luận (0)