Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Nhất thiết trang bị kỹ năng vượt qua áp lực cho học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Áp lc phn nào to ra đng lc hc tp, huy đng sc tp trung và n lc ý chí. T đó thúc đy hot đng hc tp ca hc sinh, giúp các em đt đưc nhng mc tiêu quan trng. Vì vy, trang b k năng đt qua áp lc là điu cn thiết đi vi hc sinh.

Cô Mai Mỹ Hạnh (Phó Trưởng khoa Tâm lý học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) hỗ trợ học sinh vượt qua áp lực học tập để đạt kết quả cao trong thi cử 

Đó là lời khuyên của cô Mai Mỹ Hạnh (Phó Trưởng khoa Tâm lý học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) dành cho các em học sinh cuối cấp chuẩn bị cho hai kỳ thi quan trọng: tuyển sinh vào lớp 10 công lập và tốt nghiệp THPT năm 2025.

Du hiu nhn biết

Theo cô Mỹ Hạnh, hầu hết học sinh đều bị áp lực học tập, thi cử. Đây là phản ứng tâm lý khi chịu tác động bởi sức ép từ chính kỳ vọng của bản thân hoặc từ phía gia đình, nhà trường lên hoạt động học tập của học sinh. Điều này gây ra những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực lên cơ thể và cả nhận thức, cảm xúc, hành vi của học sinh. Về mặt tích cực, áp lực phần nào tạo ra động lực học tập, huy động sức tập trung và nỗ lực ý chí. Từ đó thúc đẩy hoạt động học tập của học sinh, giúp các em đạt được những mục tiêu trong học tập. Nhưng, nếu áp lực quá lớn vượt tầm kiểm soát, đặc biệt với những em thiếu kỹ năng ứng phó thì áp lực đó có thể trở nên tiêu cực, chuyển biến thành căng thẳng. Áp lực có 4 dấu hiệu dễ nhận biết. Thứ nhất là dấu hiệu về mặt sinh lý như: đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, biếng ăn, hoặc ăn quá nhiều, mệt mỏi, ủ rũ. Thứ hai là dấu hiệu về mặt nhận thức như: không thể tập trung, hay quên, suy nghĩ bi quan, tiêu cực, tự đổ lỗi cho bản thân. Thứ ba là dấu hiệu về mặt cảm xúc như: bồn chồn, lo lắng và sợ hãi, cảm thấy cô đơn, dễ tổn thương, cảm thấy tự ti, tuyệt vọng, buồn bã, dễ xúc động, khó kiểm soát cảm xúc. Thứ tư là dấu hiệu về mặt hành vi như: rụt rè, không muốn giao tiếp, không muốn đi ra khỏi nhà, suy giảm hoặc mất động lực học tập. Từ các phản ứng trên, đặc biệt là phản ứng về sinh lý và tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập và dẫn đến hiện tượng học sinh “học trước quên sau”. “Hiệu quả của việc ghi nhớ không chỉ phụ thuộc vào nội dung, tính chất của tài liệu mà còn phụ thuộc chủ yếu vào động cơ, mục đích, phương thức học tập. Khi chịu áp lực học tập, học sinh thường sử dụng cách học không phù hợp, như học nhồi nhét, học vẹt, dẫn đến việc giữ gìn tiêu cực và ghi nhớ không bền vững”, cô Mỹ Hạnh cho biết.

Cn nm đưc quy lut

Để vượt qua hiện tượng “học trước quên sau”, các em học sinh cần nắm được quy luật chi phối “sự quên” của con người. Cụ thể, con người thường quên ở những thời điểm giữa của một quá trình hoạt động; quên ở những thời điểm không có các biến cố quan trọng trong cuộc đời, khi không có cảm xúc mạnh mẽ; quên khi không xác định rõ mục đích, nhiệm vụ cần nhớ; quên những gì ít có liên quan đến cuộc sống, nhu cầu, hứng thú và nghề nghiệp của bản thân; quên những điều không vận dụng nhiều vào thực tiễn; quên khi gặp sự kích thích mới lạ và mạnh. Đặc biệt, quên khi không có thủ thuật, phương pháp ghi nhớ tốt, thiếu sự tập trung chú ý, thể lực không tốt. “Sự quên” diễn ra theo một trình tự xác định: chi tiết quên trước, ý chính quên sau. Trong chi tiết thì chi tiết nào phù hợp với hứng thú cá nhân, gây được ấn tượng cảm xúc sâu sắc thì lâu quên hơn. “Sự quên” diễn ra với tốc độ không đồng đều, ở giai đoạn đầu mới ghi nhớ thì tốc độ quên khá nhanh, sau đó tốc độ quên giảm dần về sau. “Về nguyên tắc, quên là một hiện tượng hợp lý, hữu ích, quên không hoàn toàn là dấu hiệu của một trí nhớ kém, mà ngược lại. Đây là yếu tố quan trọng để trí nhớ hoạt động có hiệu quả. Song cần phải chống quên những điều cần phải giữ gìn và củng cố trong kho tàng ký ức của mỗi người”, cô Mỹ Hạnh lý giải.

Cô Mai Mỹ Hạnh chia sẻ “bí quyết” ôn tập, vượt qua áp lực thi cử

Ôn tp xen k

Muốn không bị quên kiến thức trong học tập, thi cử, học sinh phải lập kế hoạch ôn tập lại kiến thức sau các mốc thời gian cụ thể. Chẳng hạn, một tháng trước kỳ thi cần hệ thống lại kiến thức, luyện đề định kỳ, lên thời gian biểu và tạo thói quen học tập xen kẽ. Một tuần trước kỳ thi cần luyện đề với cường độ cao hơn, đánh giá lại các nội dung trọng tâm, công thức quan trọng, phân tích và bổ sung các nội dung còn yếu. Một ngày trước kỳ thi cần đọc lại các công thức và nội dung trọng tâm, ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Bên cạnh đó, các em cần ôn tập xen kẽ, không nên ôn liên tục một loại tài liệu của một môn học. Cần tiến hành ôn tập rải rác, phân tán ra nhiều đợt, không nên ôn liên tục trong một thời gian dài. Phải ôn tập một cách tích cực, cụ thể là tích cực nhớ lại và tư duy khi ôn tập, vận dụng nhiều giác quan vào việc ôn tập (mắt xem tài liệu, miệng đọc, tay viết), tích cực vận dụng, luyện tập thực hành khi ôn tập. Đặc biệt, ôn tập kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý.

Để đạt được kết quả cao trong thi cử, học sinh cần lưu ý 5 yếu tố sau: Thứ nhất, mục tiêu trường học. Đó là xác định mục tiêu trường học vừa sức, phù hợp, giúp học sinh giảm bớt các căng thẳng trong học tập. Đồng thời tạo nên động lực để thúc đẩy bản thân luôn cố gắng hết sức nhằm đạt được mục tiêu của mình. Thứ hai, kiểm tra kỹ hồ sơ, giấy tờ, các dụng cụ cần thiết cho kỳ thi, địa điểm thi…, qua đó giúp các em tránh gặp những rắc rối không đáng có làm ảnh hưởng đến tâm lý khi vào phòng thi. Thứ ba, kiến thức phải vững vàng. Có kế hoạch ôn tập rõ ràng, đặc biệt trong tháng cuối cần ôn luyện, hệ thống lại các kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy, hệ thống theo chủ đề… Trang bị kiến thức về quản lý thời gian trong phòng thi phù hợp, tránh tình trạng làm bài không kịp. Thứ tư, đảm bảo sức khỏe tốt. Học sinh cần giữ cho mình chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp. Khi cảm thấy áp lực thì các em nên chia sẻ với gia đình, bạn bè, hoặc tìm đến bác sĩ, chuyên gia tâm lý nếu gặp các triệu chứng về mặt sức khỏe thể chất và tâm thần. Thứ năm, đặt niềm tin vào sự chuẩn bị của bản thân. Khi vào phòng thi, nếu các em đã ôn tập chăm chỉ thì hãy hít thở sâu và bình tĩnh đọc kỹ đề thi, làm bài thật tốt.

Bài, ảnh: Thúy Kiu

Bình luận (0)