Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Nhật thử nghiệm thành công động cơ mới cho khám phá vũ trụ

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Cơ quan Thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) vừa thử nghiệm thành công lần đầu tiên một “động cơ kích nổ quay” trong không gian, loại động cơ có tiềm năng sử dụng cho những sứ mệnh khám phá xa xôi.
Nhật Bản thử nghiệm động cơ kích nổ quay lần đầu tiên /// JAXA
Nhật Bản thử nghiệm động cơ kích nổ quay lần đầu tiên. JAXA
Trang Inceptive Mind mới đây đưa tin, cơ quan Nhật Bản đã phóng một cặp động cơ mới vào không gian để thực hiện cuộc thử nghiệm đầu tiên. Thử nghiệm đã chứng minh tính hiệu quả của động cơ kích nổ quay (RDE), giúp chuyển đổi sóng xung kích phát ra từ phản ứng nổ của nhiên liệu và ôxy để tạo thành lực đẩy.
Loại động cơ mới được cho là có kích thước nhỏ hơn so với động cơ thông thường và sử dụng ít nhiên liệu hơn, giúp giảm trọng lượng khi phóng vào không gian.
Hai động cơ được gắn vào trong tên lửa đẩy S-520-31 và tên lửa được phóng từ trung tâm vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima miền nam Nhật Bản vào ngày 27.7.
Kết quả phân tích dữ liệu sau khi tên lửa rơi xuống biển và được trục vớt cho thấy động cơ RDE đã tạo ra lực đẩy khoảng 500 Newton. Tuy đó chỉ bằng một phần nhỏ so với những gì động cơ tên lửa thông thường có thể đạt được nhưng cuộc thử nghiệm thành công đã gia tăng đáng kể khả năng RDE được sử dụng trong các ứng dụng thực tế, bao gồm cả trong động cơ tên lửa để thám hiểm vùng không gian xa xôi.
Trong tương lai, JAXA có kế hoạch áp dụng công nghệ động cơ kích nổ không chỉ cho các sứ mệnh thám hiểm không gian xa xôi mà còn cho các hoạt động khoa học khác. Do đó, việc giảm kích thước và trọng lượng của các tàu vũ trụ có thể hỗ trợ đáng kể cho các chuyến du hành giữa các hành tinh.
Một số tổ chức của Mỹ cũng đang nghiên cứu về RDE. Hải quân Mỹ đặc biệt quan tâm đến khả năng của RDE trong việc giảm mức tiêu thụ nhiên liệu trên các phương tiện. Hồi tháng 5.2020, một nhóm kỹ sư của không quân Mỹ thông báo đã tạo ra một mô hình thử nghiệm của RDE có khả năng tạo ra lực đẩy khoảng 890 Newton bằng cách sử dụng hỗn hợp nhiên liệu hydro và ôxy.
Theo Nguyễn Lan Hương/TNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)