Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nhiếp ảnh đường phố Trần Thế Phong: Lưu giữ những khoảnh khắc dung dị của cuộc sống

Tạp Chí Giáo Dục

Hơn 33 năm theo đui đam mê nhiếp nh là chng y thi gian nhiếp nh đưng ph Trn Thế Phong ghi li tng khonh khc, hơi th ca cuc sng. Mi bc nh mà anh chp đưc là mi thông đip truyn cho ngưi xem đng lc đ sng tt đp hơn, làm nhng vic ý nghĩa cho đi.


nh do nhiếnh đưng ph Thế Phong chp trong mùa dch Covid-19

T đa tr đưng ph thành nhiếp nh

Sinh ra trong gia đình khó khăn, từ nhỏ cậu bé Thế Phong phải tự bươn chải để nuôi sống bản thân. “6 tuổi tôi đã bước ra đời, làm nhiều công việc khác nhau miễn kiếm được tiền. Tôi cũng đã từng đi bán báo dạo khắp các đường phố, ngõ hẻm. Mỗi khi nhìn những bức ảnh trên tờ báo trong tôi lại dâng lên cảm xúc đặc biệt. Tôi thấy có những bức ảnh làm thay đổi cuộc đời con người. Chẳng hạn như một nhân vật bị bệnh và nghèo khó khi đăng lên báo nhiều mạnh thường quân hỗ trợ giúp nhân vật vừa hết bệnh vừa vượt qua khó khăn”, anh Thế Phong chia sẻ.

Những bức ảnh đó đã giúp anh Thế Phong dần phát hiện ra đam mê của mình. Anh muốn trở thành một nhiếp ảnh để có thể đi đó đây chụp từng khoảnh khắc của cuộc sống, nhất là những phận đời khó khăn, lam lũ. Năm 18 tuổi, anh Thế Phong dành hết số tiền mà mình dành dụm được mua một chiếc máy ảnh cũ để rẽ sang bước ngoặt mới. Nhờ đam mê và năng khiếu, anh cho ra đời những bức ảnh làm lay động lòng người không thua gì nhiếp ảnh chuyên nghiệp dù anh chỉ được học kỹ năng chụp ảnh vỏn vẹn vài ngày. “Lúc đó, tôi chỉ toàn chụp những đứa trẻ đánh giày, trẻ lang thang ở các bãi rác trong đó có loạt ảnh trẻ ở bãi rác Đông Thạnh (Hóc Môn). Tôi thấy những đứa trẻ này giống với mình quá nên tôi luôn đồng cảm. Chủ đề này đã giúp tên tuổi của tôi bắt đầu được biết đến trong làng nhiếp ảnh lúc bấy giờ”, anh Thế Phong kể.


nh nhng đa tr  bãi rác ca nhiếnh đưng ph Thế Phong

Năm 2000, cầu Mỹ Thuận (Tiền Giang) chính thức đi vào hoạt động sau nhiều năm thi công. Sự kiện này thu hút nhiếp ảnh gia ở nhiều nơi đổ về để “săn” ảnh. Với nhiệt huyết tuổi trẻ, anh Thế Phong không ngại khó khăn 4 lần vượt qua hàng trăm cây số để từ TP.HCM về Tiền Giang chụp ảnh. Loạt ảnh chụp cầu Mỹ Thuận của anh sau đó đoạt huy chương vàng trong cuộc thi ảnh của Hội Nhiếp ảnh TP.HCM, huy chương bạc của Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam.

Từ sau sự kiện đó, sự nghiệp của anh Thế Phong bắt đầu lật sang trang mới, từ người sống bằng nghề ảnh anh bước sang con đường sáng tác ảnh nghệ thuật và báo chí. Nhiều cơ quan báo chí lớn ngỏ ý mời anh về làm việc chính thức với nhiều đãi ngộ nhưng vì thích tự do, không muốn ràng buộc anh chỉ nhận lời mời cộng tác.

Trin lãm ng h ngưi nghèo

Hơn 3 thập kỷ cầm máy, anh Thế Phong đã chụp không biết bao nhiêu là bức ảnh. Từ những đứa trẻ đường phố đến những người bán hàng rong, những cụ già đều gây xúc động mạnh đến công chúng. Năm 2006, anh thực hiện triển lãm “Bão Chanchu” chỉ sau 5 ngày xông pha để chụp lại cảnh khốn khổ của người dân sau cơn bão. Nhìn từng bức ảnh của anh người xem không cầm được nước mắt vì cảnh tang thương do thiên tai gây ra. Đằng sau những thi thể được đưa về là nỗi đau đến tận tâm can của người ở lại nhưng cũng chính là lời động viên của anh dành cho người thân còn sống tiếp tục cố gắng để vượt qua khó khăn vì “sau cơn mưa trời lại sáng”. Triển lãm sau đó được rất nhiều người mua tranh ủng hộ, mạnh thường quân quyên góp cả tỉ đồng. Số tiền này được anh Thế Phong mang đi tặng lại cho từng hộ gia đình có người thân mất do bão. Nhờ được giúp đỡ, những gia đình bị ảnh hưởng do bão có tiền sửa chữa lại nhà cửa, lo ma chay cho người thân đã mất.

Một trong những triển lãm gây xúc động của anh Thế Phong đó là “Sài Gòn – Covid-19”. Lần đầu tiên trong lịch sử, TP.HCM xuất hiện dịch bệnh Covid-19 lấy đi tính mạng của biết bao con người. Không sợ hiểm nguy, anh Thế Phong xông vào tâm dịch để chụp lại khoảnh khắc hiếm có trong lịch sử. Từ những bức ảnh của anh giúp người xem càng trân quý từng khoảnh khắc của cuộc sống, biết yêu thương và chia sẻ với nhau.

Ngoài ra, anh Thế Phong còn nhiều triển lãm: “Cười”; “Bóng”; “Gánh”… Đến nay, anh Thế Phong đã thực hiện 18 triển lãm cá nhân, in 12 cuốn sách, đoạt hơn 200 giải thưởng trong nước và quốc tế. Số tiền thu được từ việc triển lãm, bán sách, anh đều mang đi giúp đỡ trẻ em mồ côi, cụ già neo đơn, người vô gia cư. “Tôi không thích ai nói mình làm từ thiện mà chỉ là hỗ trợ, tức mình có bao nhiêu, giúp được những ai thì mình giúp chứ không quy định phải giúp bao nhiêu người. Có khi tôi cho vài ngàn đồng, ổ bánh mì thậm chí gói xôi thấy người nhận vui cười tôi đã thấy vui và hạnh phúc. Tất cả tôi đều làm bằng khả năng của mình nên có nhiều cho nhiều, có ít cho ít không làm theo kiểu đánh bóng tên tuổi”, anh Thế Phong bộc bạch.  

Dù có tên tuổi trong làng nhiếp ảnh và được Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhiếp ảnh đặc biệt xuất sắc” vào năm 2018 nhưng anh Thế Phong không thích mọi người gọi mình là nhiếp ảnh gia hay nghệ sĩ nhiếp ảnh mà chỉ muốn được gọi là nhiếp ảnh đường phố. “Tôi thích những thứ đơn giản và gần gũi, không thích được đề cao. Vì như vậy giúp tôi luôn nhớ về một thời khó khăn của mình để từ đó nhắc nhở bản thân phải cố gắng và sống sao cho xứng đáng với kỳ vọng của những người yêu quý tôi”, anh Thế Phong tâm sự.

Không chỉ trong lời nói, anh Thế Phong còn bộc lộ tính giản dị của mình qua cách ăn mặc. Ai gặp anh Thế Phong chắc đều thấy anh hay mặc áo thun, đội nón kết cùng chiếc khăn rằn quấn trên cổ. Đó chính là phong cách của anh Thế Phong mà dù tác nghiệp ở bất cứ nơi đâu anh đều ăn mặc như vậy. Chính vì sự nhiệt tình, thân thiện, giản dị và luôn đặt cái tâm vào từng bức ảnh mà anh luôn được mọi người quý mến, tin tưởng hợp tác. Có một lần, anh đi chụp cụ già ở Phan Rang nhưng cụ không chịu chụp ảnh. Anh phải bám theo 2 tiếng đồng hồ để thuyết phục. Thấy anh thật thà, cụ cười và chấp nhận. Bức ảnh đó được anh đặt tên “Niềm vui” sau này giúp anh “săn” được rất nhiều giải thưởng. Anh Thế Phong cho rằng, niềm vui rất giản đơn trong cuộc sống đó có thể là nụ cười khi người ta được tặng món quà nhỏ. Hay nụ cười của cặp vợ chồng khuyết tật trong ngày cưới…

Đối với anh Thế Phong, nghề nhiếp ảnh là nghiệp. “Tôi không nghĩ từ một đứa trẻ đường phố có thể trở thành nhiếp ảnh chuyên nghiệp như ngày hôm nay. Bởi vậy, tôi luôn tâm niệm phải sống tốt, dùng thành quả lao động của mình để giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn, lam lũ giống hoàn cảnh của tôi ngày trước”.

H Trinh

Bình luận (0)