Ngoài tim mạch, nhiều vấn đề sức khỏe khác như đột quỵ, trầm cảm, cảm cúm cũng gia tăng vào mùa đông.
Đau tim
Theo nghiên cứu đăng trên chuyên san British Medical Journal, thời tiết lạnh giá của mùa đông tạo điều kiện cho những cơn đau tim xuất hiện thường xuyên hơn.
Theo nghiên cứu đăng trên chuyên san British Medical Journal, thời tiết lạnh giá của mùa đông tạo điều kiện cho những cơn đau tim xuất hiện thường xuyên hơn.
Các nhà khoa học phát hiện thấy mỗi khi nhiệt độ giảm đi 1°C, nguy cơ đau tim tăng lên 2%.
Đột quỵ
Mùa đông khiến tình trạng bệnh cao huyết áp chuyển biến xấu hơn, nhiều khả năng dẫn tới suy tim hoặc đột quỵ.
Mùa đông khiến tình trạng bệnh cao huyết áp chuyển biến xấu hơn, nhiều khả năng dẫn tới suy tim hoặc đột quỵ.
Theo các nhà khoa học tại trung tâm y tế Cleveland (Mỹ), sự thay đổi lớn về nhiệt độ, từ ấm sang lạnh, làm tăng huyết áp, khiến mạch máu bị thắt lại. Mạch máu khi bị biến dạng sẽ dễ dẫn tới tình trạng phình động mạch chủ gây đột quỵ.
Hàm lượng Cholesterol cao
Theo nghiên cứu đăng trên chuyên san Archives of Internal Medicine, hàm lượng cholesterol trong cơ thể cao nhất vào mùa đông và thấp nhất vào mùa hè-.
Theo nghiên cứu đăng trên chuyên san Archives of Internal Medicine, hàm lượng cholesterol trong cơ thể cao nhất vào mùa đông và thấp nhất vào mùa hè-.
Qua nghiên cứu 517 người, các nhà khoa học nhận thấy mức cholesterol mùa đông cao hơn trung bình 22% so với mùa hè. Theo các nhà khoa học, hàm lượng cholesterol thay đổi có thể do mọi người thường ít vận động vào mùa đông.
Trầm cảm theo mùa
Trầm cảm theo mùa là một dạng bệnh lạ của chứng trầm cảm. Những người mắc bệnh này thường trong tâm trạng chán nản, u uất khi sang mùa đông. Theo Hiệp hội các chuyên gia tâm lý học Hoa Kỳ, về mùa đông, ngày thường ngắn hơn đêm, khiến nhiều người có cảm giác mất mát, hụt hẫng.
Trầm cảm theo mùa là một dạng bệnh lạ của chứng trầm cảm. Những người mắc bệnh này thường trong tâm trạng chán nản, u uất khi sang mùa đông. Theo Hiệp hội các chuyên gia tâm lý học Hoa Kỳ, về mùa đông, ngày thường ngắn hơn đêm, khiến nhiều người có cảm giác mất mát, hụt hẫng.
Vào mùa đông, con người có xu hướng ngủ nhiều hơn và lười hoạt động. Theo các nhà khoa học, đồng hồ sinh học hoạt động chậm lại để thích nghi với những biến đổi của môi trường.
Để khắc phục tình trạng này, tốt nhất nên tích cực tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều lần trong ngày để tinh thần cảm thấy hưng phấn.
Cảm cúm
Theo nghiên cứu được tiến hành trên chuột lang năm 2007, thời kỳ mắc cúm nhiều nhất là khoảng từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm, bởi thời tiết càng lạnh, hanh khô càng tạo điều kiện cho virus cúm sinh sôi và phát triển.
Theo nghiên cứu được tiến hành trên chuột lang năm 2007, thời kỳ mắc cúm nhiều nhất là khoảng từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm, bởi thời tiết càng lạnh, hanh khô càng tạo điều kiện cho virus cúm sinh sôi và phát triển.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Dược Mount Sinai (Mỹ) phát hiện thấy độ ẩm thấp, từ 20-30%, tạo điều kiện tối ưu cho virus cảm cúm tồn tại. Tỷ lệ lây lan virus ở nhiệt độ 5°C cao hơn nhiều so với ở mức 20oC.
Theo Thu Thương
(bee)
Bình luận (0)