Những kỷ lục nhiệt độ mới được thiết lập trong vài ngày, vài tuần và nhiều tháng gần đây, khiến các nhà khoa học ngạc nhiên về mức biến chuyển nhanh chóng của biến đổi khí hậu.
Trái đất đã ghi nhận kỷ lục ngày nóng nhất trong tuần này.
Nhiệt độ kỷ lục 100.000 năm có một
Ngày 3.7, nhiệt độ trung bình toàn cầu đạt 17,01 độ C – cao nhất trong dữ liệu của Trung tâm Dự báo Môi trường Quốc gia Mỹ tính từ năm 1979. Ngày 4.7, nhiệt độ toàn cầu còn tăng cao hơn nữa, đạt 17,18 độ C. Mức nhiệt này cũng được duy trì sang ngày 5.7.
Kỷ lục nhiệt độ toàn cầu trước đó là 16,92 độ C, thiết lập tháng 8.2016. Cơ quan theo dõi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) cũng xác nhận nhiệt độ ngày 3 và 4.7 là cao kỷ lục trong dữ liệu của tổ chức này từ năm 1940.
Một số nhà khoa học chia sẻ với CNN, dù những kỷ lục nói trên dựa vào dữ liệu có từ giữa thế kỷ 20 nhưng gần như chắc chắn đây là những ngày nóng nhất trên Trái đất trong khoảng thời gian dài.
Một số nhà khoa học chia sẻ với CNN, dù những kỷ lục nói trên dựa vào dữ liệu có từ giữa thế kỷ 20 nhưng gần như chắc chắn đây là những ngày nóng nhất trên Trái đất trong khoảng thời gian dài.
Căn cứ để đưa ra nhận định này là phân tích khí hậu trong nhiều thiên niên kỷ được các nhà khoa học trích xuất từ các lõi băng, rạn san hô. Nhiệt độ kỷ lục của tuần này dường như nóng nhất trong "ít nhất 100.000 năm" – nhà khoa học Jennifer Francis tại Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu Woodwell khẳng định.
Các chuyên gia cảnh báo, nhiệt độ kỷ lục có thể bị phá thêm vài lần nữa trong năm nay. Robert Rohde – nhà khoa học hàng đầu tại Berkeley Earth – cho biết, thế giới “có thể sẽ chứng kiến một vài ngày nóng hơn nữa trong 6 tuần tới".
Nhiều nhà khoa học nhất trí rằng, biến đổi khí hậu đang đi tới những giới hạn chưa từng thấy trước đây, theo AP.
Tổng thư kí Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho hay, những con số mới nhất chứng minh rằng "biến đổi khí hậu nằm ngoài tầm kiểm soát”.
Tổng thư kí Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho hay, những con số mới nhất chứng minh rằng "biến đổi khí hậu nằm ngoài tầm kiểm soát”.
“Nếu tiếp tục trì hoãn các biện pháp cần thiết, tôi nghĩ chúng ta đang bước vào một tình huống thảm khốc, như những kỷ lục về nhiệt độ vừa qua đã chứng minh” – ông nói.
Dự báo
Đợt nắng nóng lịch sử đang tấn công hành tinh đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về những nguy cơ do thời tiết khắc nghiệt. Theo Copernicus, mới chỉ nửa năm nhưng năm 2023 đã được xếp là năm nóng thứ 3 trong lịch sử.
Cũng theo Washington Post, không bất ngờ khi nóng lên toàn cầu tăng tốc, nhất là khi hiện tượng El Nino xuất hiện. Tuy nhiên, những hình thái nóng bức đang phát triển quá nhanh và quá rộng so với phạm vi ảnh hưởng của El Nino. Những kỷ lục nhiệt độ đang được ghi nhận trên toàn cầu trong nhiều tháng trước khi El Nino gây tác động đỉnh điểm – thường là vào tháng 12 và dẫn tới nhiệt độ toàn cầu trong những tháng sau đó tăng vọt.
Đại dương là nơi quan sát rõ nhất tác động này. Trong thời kì El Nino, nước của Thái Bình Dương nóng lên bất thường ở khu vực dọc theo đường xích đạo. Tuy nhiên, năm nay, nước biển nóng lên được ghi nhận ở cả khu vực phía bắc Thái Bình Dương, xung quanh New Zealand và hầu hết Đại Tây Dương.
Cơ quan Quản lí Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) báo cáo, sóng nhiệt trên biển đã bao phủ khoảng 40% đại dương thế giới trong tháng 6 – mức bao phủ lớn nhất từng được ghi nhận. Phạm vi ảnh hưởng dự kiến tiếp tục tăng lên, dự báo bao phủ 50% vùng biển vào tháng 9.
Cơ quan Quản lí Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) báo cáo, sóng nhiệt trên biển đã bao phủ khoảng 40% đại dương thế giới trong tháng 6 – mức bao phủ lớn nhất từng được ghi nhận. Phạm vi ảnh hưởng dự kiến tiếp tục tăng lên, dự báo bao phủ 50% vùng biển vào tháng 9.
Các nhà khoa học lưu ý, không chỉ các kỷ lục bị phá vỡ – mà biên độ phá vỡ còn rộng hơn. Ở bắc Đại Tây Dương, nước biển đang nóng nhất trong hơn 170 năm. Dòng nước nóng cũng khiến tây bắc châu Âu ghi nhận tháng 6 nóng kỷ lục.
Dữ liệu mới do Copernicus công bố ngày 6.7 cho thấy, trong tháng 6, nhiệt độ không khí bề mặt toàn cầu cao hơn 0,53 độ C so với mức trung bình của giai đoạn 1991-2020. Con số này cao hơn 1/10 độ C so với kỷ lục trước đó – “một biên độ đáng kể”.
Dữ liệu mới do Copernicus công bố ngày 6.7 cho thấy, trong tháng 6, nhiệt độ không khí bề mặt toàn cầu cao hơn 0,53 độ C so với mức trung bình của giai đoạn 1991-2020. Con số này cao hơn 1/10 độ C so với kỷ lục trước đó – “một biên độ đáng kể”.
Trong khi đó, băng biển ở Nam Cực trong tháng 6.2023 ở mức thấp nhất kể từ buổi bình minh của kỷ nguyên vệ tinh, thấp hơn 17% so với mức trung bình của giai đoạn 1991-2020. Kỷ lục trước đó, được thiết lập năm 2022, là dưới mức trung bình khoảng 9%.
PV (theo laodong)
Bình luận (0)