Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nhiều cách hướng nghiệp “lạ” đem lại phấn khích cho học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Hc sinh tiu hc tri nghim làm sinh viên, hc sinh THCS sm vai giáo viên… là nhng cách hưng nghip “l” đang đưc nhiu trưng hc ti TP.HCM mnh dn thc hin trong năm hc này khiến hc sinh thích thú.


Mt hc sinh khi lp 9 Trưng THCS Nguyn Du sm vai giáo viên dy môn ng văn qua online

Hc sinh tiu hc… làm sinh viên

Trải nghiệm độc đáo, mới lạ này vừa được Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1) tổ chức cho học sinh khối lớp 3 thông qua chương trình ngoại khóa tại Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM). Đây là lần đầu tiên các em được làm quen, trải nghiệm những kiến thức mới lạ tại môi trường ĐH nên vô cùng hào hứng. Theo đó, tại Trường ĐH Quốc tế, các em được tận mắt “mục sở thị” những sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo; được xem những con robot nhảy múa theo điệu nhạc, nói chuyện, tương tác; được tìm hiểu về quá trình phát triển của trí tuệ nhân tạo tại TP.HCM và các nước trên thế giới. Ngoài ra, các giảng viên còn hướng dẫn học sinh trực tiếp lập trình các ứng dụng đơn giản, lắp ráp mô hình robot; trực tiếp xem hệ thống camera theo dõi đường phố được quản lý qua ti vi, ứng dụng tìm xe buýt, ứng dụng học tập trực tuyến… “Em thích nhất khi được tham quan phòng thí nghiệm công nghệ sinh học, quan sát thực vật dưới kính hiển vi, tìm hiểu quy trình nuôi cấy mô trong ống nghiệm, quá trình sinh trưởng của cây trong môi trường ống nghiệm. Những hình ảnh này rất thú vị, giúp em học thêm được nhiều kiến thức mới mà ở trường không được học”, Nguyễn Tấn Hùng (thành viên trong đoàn) thích thú nói. Trong khi đó, Thảo Nguyên (thành viên khác trong đoàn) lại háo hức với trải nghiệm quan sát, thực hành làm bánh quy, sôcôla cũng như tìm hiểu công việc nghiên cứu, sáng tạo của các kỹ sư công nghệ thực phẩm trong quy trình chế biến, sản xuất thực phẩm. Thảo Nguyên cho biết trải nghiệm này giúp em biết thêm được công việc của một kỹ sư chế tạo và thiết kế robot, kỹ sư công nghệ thông tin, kỹ sư lập trình trí tuệ nhân tạo, kỹ sư công nghệ thực phẩm, kỹ sư công nghệ sinh học…

Cô Đỗ Ngọc Chi (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm) cho hay, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chú trọng đến hoạt động trải nghiệm của học sinh nhằm giúp các em hiểu thêm về hoạt động sản xuất, sinh hoạt, từ đó có định hướng lựa chọn nghề nghiệp, tạo động cơ thúc đẩy việc nỗ lực học tập. Vì thế, chương trình ngoại khóa tại trường ĐH hướng tới việc đáp ứng chương trình mới, đồng thời gia tăng thêm không gian trải nghiệm, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, mang đến cho các em những bài học thực tế thú vị mà kiến thức sách vở trên lớp không có. “Từ chính những trải nghiệm mới lạ, độc đáo này, nhà trường hy vọng sẽ giúp phát huy thêm phẩm chất, năng lực học sinh, khơi lên trong các em tình yêu, đam mê tìm tòi và khám phá công nghệ. Đặc biệt, khi được làm quen, tìm hiểu và có thêm những hiểu biết về các ngành nghề trong xã hội hiện nay ứng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các em sẽ có những sự hứng thú ban đầu với những ngành nghề này để có sự tìm hiểu, định hướng cho tương lai”, cô Chi chia sẻ.

Hc sinh lp 9 sm vai giáo viên

Lần đầu tiên học sinh khối lớp 9 Trường THCS Nguyễn Du (Q.1) được sắm vai làm giáo viên môn ngữ văn, trực tiếp đứng lớp giảng dạy… online. Trải nghiệm độc đáo này giúp học sinh không chỉ có thêm kiến thức môn học, sự tự tin, mạnh dạn mà trên hết là mang đến cho các em một góc nhìn về nghề giáo, thực hiện tốt công tác hướng nghiệp.

Chia sẻ về hình thức hướng nghiệp thực tế mới mẻ này, thầy Võ Kim Bảo (giáo viên môn ngữ văn Trường THCS Nguyễn Du) cho hay, học sinh khối lớp 9 sắp phải đối diện với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập. Để có thể thi tốt, ngay từ bây giờ các em phải có ý thức học tập, dung nạp một lượng kiến thức khá lớn không chỉ ở khối lớp 9 mà xuyên suốt bậc THCS. Càng khó khăn hơn khi các em lại là lứa học sinh chịu tác động của 3 năm dịch Covid-19, ảnh hưởng đến hiệu quả và tâm lý học tập. “Xuất phát từ những khó khăn trên, giáo viên môn ngữ văn khối lớp 9 của trường đã triển khai kế hoạch cho học sinh cuối cấp được trải nghiệm đóng vai giáo viên đứng lớp dạy học online trong môn học. Các em sẽ thực hiện một bài giảng nhỏ để ôn tập và tạo nguồn tư liệu học tập, ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập môn ngữ văn”, thầy Bảo thông tin.


Hc sinh khi lp 3 Trưng Tiu hc Nguyn Bnh Khiêm (Q.1) thích thú khi đưc tri nghim ti Trưng ĐH Quc tế (ĐHQG TP.HCM)

Cũng theo thầy Bảo, để giúp học sinh có thể thực hiện “tròn vai” giáo viên, bài giảng các em soạn dựa vào những nội dung mà học sinh phải học để làm tốt bài thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập môn ngữ văn. Qua hoạt động này, học sinh vừa ôn lại kiến thức, vừa phải tự nghiên cứu thêm kiến thức mới, cùng nhau tạo nguồn tư liệu học tập trong quá trình ôn thi. Những video mà các em thực hiện giảng dạy trực tuyến cũng được nhà trường sử dụng làm nguồn tư liệu để hỗ trợ học sinh các khối lớp sau tham khảo, học tập… Lần đầu tiên được sắm vai giáo viên, Thu Trang (một học sinh lớp 9) bày tỏ bản thân khá hồi hộp song những trải nghiệm này đã giúp em học hỏi được nhiều điều bổ ích, bao gồm cả kiến thức môn học và sự tự tin, mạnh dạn. “Để đứng lớp chia sẻ với các bạn, em phải tự mình tìm hiểu về nội dung bài học trong sách giáo khoa và mở rộng thêm trên mạng internet cũng như phải nhờ đến sự hướng dẫn của thầy cô. Những trải nghiệm này giúp em và các bạn cùng nhau ôn lại bài cũ, học thêm được những kiến thức mới một cách thích thú chứ không phải ép buộc. Ngoài ra, khi được sắm vai giáo viên, em cũng hiểu hơn về công việc của thầy cô, từ đó có thêm sự thấu hiểu, chia sẻ”, Thu Trang cho biết.

Với các tiết dạy của học sinh, thầy Bảo đánh giá các em đã có sự đầu tư chỉn chu về nội dung bài học, tác phong, ngôn từ… khiến giáo viên rất bất ngờ. Nhiều em còn thể hiện tố chất của một giáo viên thực thụ. “Điều này cũng giúp các em nhận ra được năng lực, khả năng của mình để có hướng theo đuổi, định hướng nghề nghiệp trong tương lai”, thầy Bảo nhìn nhận.

Bài, ảnh: Đ Yến

Bình luận (0)