Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nhiều chiêu lừa đảo nhắm vào trường học

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày càng nhiu các chiêu la đo nhm vào trưng hc ti TP.HCM khiến ph huynh hc sinh không khi hoang mang lo lng. Các trưng hc đã liên tc ra khuyến cáo đến ph huynh hc sinh.


Trưng hc ti TP.HCM liên tc b đi tưng xu nhm đến thc hin hành vi la đo

Liên tiếp các chiêu la đo

Mới đây, nhiều phụ huynh học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3) bất ngờ nhận được tin nhắn SMS gửi qua hệ thống tin nhắn sổ liên lạc điện tử về thông tin kiểm tra tiếng Anh, giúp định hướng tốt hơn cho sự phát triển các kỹ năng tiếng Anh của con. Đi kèm với đó là một đường link để phụ huynh học sinh nhấp vào đăng ký.

Tuy nhiên, thầy Nguyễn Văn Diệu – Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn – khẳng định nhà trường không có thông báo kiểm tra tiếng Anh qua tin nhắn. Vì thế, nhà trường đề nghị giáo viên chủ nhiệm thông báo đến phụ huynh học sinh để cảnh giác và không nhấn vào link yêu cầu của tin nhắn. 

“Khi nhận được phản ánh của phụ huynh học sinh về thông tin kiểm tra tiếng Anh qua tin nhắn, ngay lập tức Ban Giám hiệu nhà trường đã gửi thông báo đến giáo viên chủ nhiệm các lớp để cảnh báo phụ huynh. Đây không phải là hộp thư điện tử của trường và hiện tại nhà trường cũng không biết link đó chứa nội dung gì. Do không phải tin nhắn của nhà trường nên phải đưa ra cảnh báo gấp”, thầy Diệu nhấn mạnh.

Liên tục từ đầu năm 2023 đến nay, các trường học tại TP.HCM liên tục bị các đối tượng nhắm vào lừa đảo. Trong đó, đáng chú ý là kẻ gian dùng thủ đoạn nhắn tin, gọi điện báo “con đang cấp cứu tại bệnh viện, cần chuyển tiền gấp để phẫu thuật” để lừa đảo nhiều phụ huynh chuyển tiền với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng. Đối tượng phụ huynh học sinh được nhắm đến đa phần là ở trường quốc tế, trường chất lượng cao, các lớp tích hợp.

Hành vi giả danh phòng tài vụ nhà trường nhắn tin Zalo, điện thoại yêu cầu phụ huynh học sinh thanh toán học phí cũng được các đối tượng xấu sử dụng. Với hành vi này, Công an TP.HCM đã phải phát đi cảnh báo, yêu cầu phụ huynh học sinh cảnh giác không chuyển tiền vào tài khoản cá nhân để đóng học phí.

Kẻ gian còn giả dạng người thân đến tiếp cận học sinh ngay tại cổng trường. Chẳng hạn, một học sinh lớp 12 của Trường THPT Phú Nhuận (Q.Phú Nhuận) đang đứng chờ người thân đến đón ở cổng trường vào buổi trưa thì kẻ gian tiếp cận học sinh này và nói: “Ba con bị tai nạn, lên xe chú chở đến bệnh viện. Chú là bạn của ba con”. Tuy nhiên, do ba nam sinh này đã mất nên nam sinh cảnh giác, báo với giám thị và giáo viên nhà trường.

Trưng, s phát cnh báo liên tc

Để tăng cường đảm bảo an toàn trường học, cảnh giác trước thủ đoạn lừa đảo nhắm vào học sinh, Trường THCS Nguyễn Du (Q.1) gửi tin nhắn đến phụ huynh và học sinh về thủ đoạn lừa đảo mới xuất hiện ở cổng trường học. 

Theo đó, trường này đề nghị: “Quý cha/mẹ học sinh cũng như các em học sinh cần đề cao cảnh giác trước những thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi của tội phạm. Khi có biểu hiện nghi ngờ, vui lòng cung cấp thông tin hay xác nhận thông tin theo đường dây nóng sau: Số điện thoại của trường: 028 38 298731 hay 028 38 248661; Số điện thoại bàn Công an P.Bến Thành: 028 38 297373; Số điện thoại bàn Công an Q.1: 028 38 297643”.

Ngoài ra, Ban Giám hiệu Trường THCS Nguyễn Du khuyên rằng phụ huynh nhắc nhở thêm con em để tăng cường đề phòng, tránh tiếp xúc với người lạ. Về phía giáo viên chủ nhiệm sẽ sinh hoạt hướng dẫn và nhắc nhở học sinh những lưu ý khi tiếp xúc với người lạ đồng thời dặn dò các em chờ cha/mẹ đón thì phải ở trong khu vực sân trường hay xung quanh cổng trường. 

Trường THPT Phú Nhuận cũng đã phát cảnh báo về chiêu lừa đảo xuất hiện ở cổng trường học để toàn bộ phụ huynh, học sinh nắm bắt sự việc, từ đó có ý thức cảnh giác, đặc biệt khi có người lạ đến gần. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh đặt xe công nghệ để đưa đón con em cũng cần thiết nhắc nhở con em phải chú ý kỹ biển số trước khi lên xe.


Trư
ng THCS Lê Quý Đôn (Q.3) phát cnh báo đến ph huynh hc sinh

Về vấn đề đảm bảo an toàn an ninh trường học, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM Hồ Tấn Minh thông tin, Sở GD-ĐT đã liên tục phát đi thông báo khẩn về việc rà soát, chấn chỉnh công tác đảm bảo an toàn trường học.

Trước đó, ngày 6-3, sở yêu cầu các trường rà soát, chấn chỉnh công tác truyền thông liên lạc giữa cơ sở giáo dục và gia đình học sinh, sinh viên, rà soát các kênh thông tin liên lạc giữa cơ sở giáo dục, gia đình và việc công khai đường dây nóng trên cổng thông tin điện tử của cơ sở giáo dục, đảm bảo được sự kết nối, liên lạc thông tin. Các cơ sở giáo dục phải có biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn cha mẹ học sinh, học sinh – sinh viên, giáo viên, thận trọng trong việc tiếp nhận thông tin, chủ động rà soát thông tin tránh trường hợp thông tin sai sự thật.

Đến ngày 28-3, Sở GD-ĐT tiếp tục có thông báo khẩn đề nghị các cơ sở giáo dục tiếp tục rà soát, chấn chỉnh công tác truyền thông liên lạc giữa nhà trường và gia đình học sinh, sinh viên; phải đảm bảo các kênh thông tin giữa nhà trường và phụ huynh học sinh luôn được thông suốt. Nhà trường phải thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến, cập nhật các hình thức và phương thức lừa đảo mới phát sinh cho học sinh, sinh viên và phụ huynh; xây dựng nhiều giải pháp giáo dục, hỗ trợ học sinh, sinh viên nhận biết và phòng tránh các hành vi lừa đảo.

Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM Hồ Tấn Minh, cho biết nhà trường phải có trách nhiệm tổ chức an ninh trật tự, đảm bảo an toàn vào giờ cao điểm và phối hợp với địa phương trong quá trình thực hiện.

Khương Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)