Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

H sinh thái khi nghip và đi mi sáng to ca Vit Nam đã có nhiu khi sc, tuy nhiên startup vn còn gp không ít khó khăn, rào cn.

Startup gii thiu sn phm khi nghip

Đó là khẳng định của các chuyên gia, nhà quản lý tại Hội thảo “Hình thành và liên kết các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo theo tổ hợp dịch vụ tập trung”. Hội thảo do Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ (Bộ Khoa học – Công nghệ) phối hợp với Saigon Inovation Hub – SIHUB tổ chức tại TP.HCM ngày 22-2.

Đưa startup Vit ra nưc ngoài

Ông Huỳnh Kim Tước (CEO SIHUB) cho biết, hội thảo nhằm nâng cao chất lượng hỗ trợ và tăng cường liên kết hệ sinh khái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, cùng nhau tháo gỡ rào cản tạo điều kiện để startup tìm kiếm đối tác mở rộng thị trường.

Tại đây, ông Phạm Hồng Quất – Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ chia sẻ: TP.HCM có sẵn mô hình, điều kiện thuận lợi để phát triển trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Bộ Khoa học – Công nghệ có vai trò dẫn dắt, kết nối với mục tiêu phát triển mạng lưới, trung tâm nào đủ điều kiện được công nhận cấp quốc gia hay cấp vùng.

Ông Quất cũng đồng ý sẽ điều chỉnh lại Đề án 844 của Bộ Khoa học – Công nghệ (Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, trong đó có mục tiêu mở rộng các trung tâm cấp vùng và cấp địa phương trở thành mạng lưới quốc gia. Bộ sẽ xây dựng những tiêu chí để công nhận trung tâm cấp quốc gia hay vùng. Theo đó, trung tâm nào đã được công nhận sẽ có cơ chế ưu đãi đặc thù.

Ông Quất đánh giá cao những sáng kiến của những doanh nghiệp, tập đoàn trong việc hỗ trợ startup Việt Nam khởi nghiệp. Như có một tập đoàn nước ngoài đã tuyển chọn 50 giám đốc thuộc tập đoàn tình nguyện làm người hướng dẫn cho bạn trẻ khởi nghiệp. Mô hình này cần phát triển, nhân rộng. Tập đoàn, doanh nghiệp lớn mà đứng ngoài cuộc thì hệ sinh thái khởi nghiệp không phát triển, đó là kinh nghiệm của Hàn Quốc, Singapore. 

“Chủ đề xuyên suốt từ nay trở đi trong xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp là kết nối và phát triển thị trường, đưa startup Việt Nam ra nước ngoài. Để làm được điều này cần những con người tài năng, trong đó cần có cầu nối với tri thức Việt kiều”, ông Quất nhấn mạnh.

Ông Phạm Dũng Nam (Giám đốc Văn phòng Đề án 844) cho biết, đề án giai đoạn 2020-2025 có định hướng tập trung gắn với phát triển hệ sinh thái địa phương để Trung ương cùng đồng hành. Trong 3 năm (2017-2019), đã có 53 địa phương cùng đồng hành. Đây là nguồn lực lớn để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp gắn với mục tiêu của địa phương.

Theo đánh giá của các chuyên gia khởi nghiệp, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam vẫn còn nhiều rào cản cần sớm tháo gỡ. Ông Huỳnh Kim Tước nhìn nhận:  Startup của Việt Nam có một nền tảng công nghệ đáp ứng thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là có ý tưởng khởi nghiệp tốt, song khó khăn lớn nhất vẫn là tài chính, pháp lý cho sản phẩm khởi nghiệp… Vì vậy, việc tạo điều kiện để startup tiếp cận dòng vốn đầu tư từ nước ngoài cũng như giảm các thủ tục pháp lý trong quá trình khởi nghiệp là cần thiết.

S có cơ chế ưu đãi đc thù

Tại hội thảo, các chuyên gia khởi nghiệp cho rằng cơ chế, chính sách đặc thù cho doanh nghiệp khởi nghiệp là “bệ phóng” để phát triển. Cụ thể, Chỉ thị số 09/CT-TTg là hướng mở tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Theo chỉ thị vừa ban hành đầu tháng 2-2020, Thủ tướng Chính phủ đã giao các bộ sớm hoàn tất các công việc liên quan nhằm tạo hành lang pháp lý, cơ chế ưu đãi để tháo gỡ khó khăn cho startup. Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì việc sửa đổi Luật Đầu tư theo có hướng thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài thành lập, góp vốn, mua cổ phần…; Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng đề án thành lập sàn giao dịch vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; Bộ Khoa học – Công nghệ tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025, hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động khởi nghiệp sáng tạo…

Chỉ thị yêu cầu Bộ GD-ĐT nghiên cứu, lựa chọn những đơn vị có tiềm năng về sáng tạo công nghệ đã có khởi đầu tích cực, đúng hướng về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp để hỗ trợ phát triển 3 trung tâm hỗ trợ về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại 3 trường đại học.

Ông Nguyễn Việt Dũng (Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM) khẳng định, để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của TP, việc đổi mới sáng tạo trong giáo dục (trong mỗi trường học) là cực kỳ quan trọng. Do đó, một trong những nhiệm vụ chính của sở đã và đang thực hiện là liên kết với các trường trung học, CĐ và ĐH để đào tạo giáo viên nguồn, từ đó thành lập các câu lạc bộ, sân chơi khởi nghiệp. Tại TP, Sở Khoa học – Công nghệ cũng đã có các chương trình kết nối giữa các trường ĐH với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, qua đó tạo các sàn giao dịch công nghệ mua bán, trao đổi các sản phẩm, ý tưởng của giảng viên. Tuy nhiên, để khuyến khích sáng tạo trong trường học, cần sự chủ động từ các trường.

“Đưa nội dung đào tạo khởi nghiệp vào chương trình ĐH-CĐ là cực kỳ quan trọng, là nền tảng để xây dựng, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, ông Dũng nói.

T.Anh

Bình luận (0)