Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Nhiều giải pháp chống khan hàng, sốt giá

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Để đạt mục tiêu kiềm chế chỉ số CPI cả năm tăng khoảng 7%, Bộ Tài chính cho biết sẽ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm kiềm chế tăng giá trong những tháng cuối năm. Bởi vì, theo quy luật, những tháng cuối năm có nhiều yếu tố tác động gây sức ép, đẩy mặt bằng giá tăng.


Siêu thị Coop Mart Nguyễn Đình Chiểu, TP.HCM – Ảnh Quý Hòa

Theo các chuyên gia, mặc dù giá nguyên nhiên liệu trên thị trường thế giới khó biến động mạnh, nhưng vẫn có thể xảy ra những đợt điều chỉnh gây ảnh hưởng tới giá hàng hóa trong nước. Thêm vào đó, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ phục vụ lễ hội, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, tác động của việc điều chỉnh tỷ giá và khả năng thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp sẽ gây áp lực tăng giá.

Như vậy, cơ quan quản lý giá sẽ tổ chức dự báo sát nhu cầu để triển khai kế hoạch sản xuất, kinh doanh bảo đảm đủ lượng hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng gây sốt giá. Bộ sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, thị trường… nhằm dự trữ hàng hóa kịp thời.
Đối với một số hàng hóa, vật tư Nhà nước còn định giá như: điện, than, khí bán cho điện, nước sạch sinh hoạt; cước vận chuyển hành khách bằng xe buýt trong đô thị, khu công nghiệp… sẽ tiếp tục giữ ổn định giá và áp dụng kịp thời biện pháp bình ổn giá khi thị trường có những biến động bất thường. Công tác đăng ký giá, kê khai giá, công khai thông tin về giá sẽ được rà soát, thực hiện nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp lệnh giá.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng vừa hoàn thiện dự thảo nghị định về xử phạt trong lĩnh vực giá. Theo đó, sẽ phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng với hành vi bán hàng, thu phí dịch vụ cao hơn giá niêm yết; phạt từ 15 – 20 triệu đồng nếu không kê khai giá hàng hóa, dịch vụ với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; phạt 20 – 30 triệu đồng nếu không đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ…
Hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa hoặc tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường để mua gom: xăng dầu, xi măng, thép xây dựng, khí hóa lỏng, phân bón hóa học nhằm bán lại thu lợi bất chính bị xử phạt tới 35 triệu đồng. Trường hợp tăng giá bán hàng, phí dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước cá nhân có thể bị phạt 15 – 20 triệu đồng…
Theo DNSG

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)