Hôm nay 6.7, 5 giáo sư đoạt giải Nobel, GS Trịnh Xuân Thuận và nhiều nhà khoa học trên thế giới đến TP.Quy Nhơn để tham dự các hội nghị khoa học quốc tế.
Sáng 6.7, các giáo sư từng đoạt giải Nobel là Jerome Isaac Friendman, Kurt Wüthrich, cùng GS Trịnh Xuân Thuận và nhiều nhà khoa học quốc tế khác đã đến Bình Định.
GS Kurt Wüthrich (cầm hoa bên trái) và GS Jerome Isaac Friendman (cầm hoa bên phải) được chào đón khi đến Quy Nhơn- ẢNH: HOÀNG TRỌNG
Ông Trần Châu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, cùng nhiều cán bộ của tỉnh đã ra sân bay Phù Cát (H.Phù Cát, Bình Định) để đón các giáo sư về TP.Quy Nhơn.
GS Jerome Isaac Friendman (86 tuổi, người Mỹ) tốt nghiệp tiến sĩ vật lý tại ĐH Chicago năm 1956. Từ năm 1960 đến nay, ông tham gia giảng dạy tại Khoa vật lý và là Giám đốc Viện nghiên cứu hạt Quark tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT).
Lúc 15 giờ chiều nay (ngày 6.7), GS Kurt Wüthrich có buổi nói chuyện và giao lưu với học sinh, sinh viên và công chúng yêu khoa học tại Hội trường Quang Trung (TP.Quy Nhơn) với chủ đề: Cuộc đời khoa học của tôi – từ vật lý cộng hưởng từ hạt nhân đến protein và chẩn đoán y học.
|
Trong hai năm 1968-1969, GS tiến hành thí nghiệm với GS Henry W. Kendall (Trung Tâm Stanford Linear Accelerator) và đã lần đầu tiên chứng minh được rằng các protons có cấu trúc nội tại (được biết như là hạt Quarks). Chính nhờ phát kiến này mà GS Friedman và GS Kendall được trao giải Nobel vật lý năm 1990.
GS.Kurt Wüthrich (78 tuổi, người Thụy Sĩ), tốt nghiệp tiến sĩ tại Trường ĐH Basel năm 1964. Ông đoạt giải Nobel hóa học năm 2002 cùng với GS.John B. Fenn (Mỹ) và GS.Koichi Tanaka (Nhật Bản) từ công trình nghiên cứu về việc dùng phổ cộng hưởng từ để xác định cấu trúc ba chiều của các đại phân tử sinh học trong dung dịch. Hiện ông đảm nhiệm các chương trình và dự án nghiên cứu tại phòng thí nghiệm ở ETH Zurich (Thụy Sĩ) và Viện nghiên cứu Scripps (tại California, Mỹ).
GS Trần Thanh Vân (Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam) trò chuyện thân mật với GS Jerome Isaac Friendman- ẢNH: HOÀNG TRỌNG
GS.Kurt Wüthrich cũng đang là thành viên của Ban Cố vấn Lễ hội Khoa học và Công nghệ Hoa Kỳ và là thành viên nước ngoài của Hội Hoàng gia Thụy Điển (ForMemRS) từ năm 2010.
Lúc 15 giờ chiều nay (ngày 6.7), GS Kurt Wüthrich có buổi nói chuyện và giao lưu với học sinh, sinh viên và công chúng yêu khoa học tại Hội trường Quang Trung (TP.Quy Nhơn) với chủ đề Cuộc đời khoa học của tôi – từ vật lý cộng hưởng từ hạt nhân đến protein và chẩn đoán y học.
Vừa đến khách sạn, GS Kurt Wüthrich đã trò chuyện vui vẻ với các học sinh Việt Nam -ẢNH: HOÀNG TRỌNG
GS Trịnh Xuân Thuận (68 tuổi) là một khoa học gia người Mỹ gốc Việt trên lĩnh vực vật lý thiên văn. Ông đã theo học ngành vật lý thiên văn tại Viện Công nghệ California và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Princeton (Mỹ). Từ năm 1976, ông là giáo sư và dạy thiên văn học tại Đại học Virginia (Mỹ).
Đến Bình Định lần nay, ngoài tham dự các hội nghị vật lý trong Chương trình Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 12, GS Trịnh Xuân Thuận còn có buổi nói chuyện và giao lưu với học sinh, sinh viên và công chúng yêu khoa học tại Hội trường Quang Trung (TP.Quy Nhơn) lúc 15 giờ chiều 8.7 với chủ đề Con người và vũ trụ: Vũ trụ có một ý nghĩa gì không?
Phó chủ tịch UBND tỉnh BÌnh Định Trần Châu (bìa phải) trò chuyện với GS Lê Kim Ngọc và GS Jerome Isaac Friendman – Ảnh: HOÀNG TRỌNG
Theo kế hoạch, trong chiều nay (ngày 6.7), Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Châu sẽ tiếp tục ra sân bay Phù Cát để đón các nhà khoa học khác, trong đó có GS David Jonathan Gross (người Mỹ, Nobel vật lý năm 2004), GS Jean Jouzel (người Pháp, Nobel hòa bình năm 2007), GS Finn Erling Kydland (người Na Uy, Nobel kinh tế năm 2004)…
Các nhà khoa học trao đổi thân mật với nhau ngay khi vừa đến Quy Nhơn- ẢNH: HOÀNG TRỌNG
Các nhà khoa học quốc tế nói trên đến Bình Định để tham dự Hội nghị “Khoa học cơ bản và xã hội” trong Chương trình Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 12 năm 2016 tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE – ở P.Ghềnh Ráng, TP.Quy Nhơn) do Bộ KH-CN, Hội Gặp gỡ Việt Nam và UBND tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức, sẽ khai mạc vào sáng 7.7.
Hoàng Trọng/ TNO
Hãy đánh giá bài viết này!
Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.
Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá
Tin liên quan
Tăng cường ứng dụng công nghệ cùng sự chuyển mình của giáo dục trong thời đại số
Năm 2024 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của giáo dục Việt Nam, khi ngày càng nhiều trường học bắt đầu...
IELTS Mentor Ceremony 2024: Passport to Dreams – Hành trình chạm tới ước mơ
Ngày 22-12-2024, buổi lễ IELTS Mentor Ceremony 2024 với chủ đề “Passport to Dreams” đã diễn ra hoành tráng, thu hút hàng...
Nơi ươm mầm những nhà sáng tạo tương lai
Trong mùa giải Cuộc thi Robotacon WRO 2024 đầy thách thức diễn ra tại Thổ Nhĩ Kỳ, đội tuyển Trường THCS Hồng...
Trải nghiệm khóa du học hè Canada cùng EF Education First
Mùa hè là thời điểm lý tưởng để các bạn trẻ tận dụng cơ hội học tập và khám phá môi trường...
Bình luận (0)