Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), cho biết, theo pháp luật của Nga, lao động Việt Nam làm việc tại các xưởng may đen (không có giấy phép hoạt động), bị coi là lao động bất hợp pháp, nếu phát hiện sẽ bị bắt giữ.
Ảnh minh họa. |
Cũng theo Cục này thời gian qua có một số vụ việc phát sinh liên quan lao động Việt Nam làm việc tại Nga, nguyên nhân chính là do chất lượng tay nghề của người lao động. Một số lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc, bị chủ sử dụng giảm lương do tay nghề kém hoặc không làm đủ sản phẩm khi chủ áp dụng cách tính lương theo sản phẩm.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008-2009, nhiều doanh nghiệp có sử dụng lao động Việt Nam phải thu hẹp sản xuất hoặc phá sản nên không có tiền trả lương cho người lao động hoặc nợ lương kéo dài. Nhiều xưởng may đen đã tuyển dụng lao động bất hợp pháp, không quan tâm đời sống công nhân.
Theo báo cáo của doanh nghiệp XKLĐ, từ năm 2008 đến nay, Việt Nam đã đưa được 2.667 lao động sang làm việc tại Nga. Lĩnh vực dệt may nhiều nhất với 51%; xây dựng 39%; còn lại làm việc trong các công xưởng, nhà máy cơ khí, điện tử, mộc.
Hiện, có 36 doanh nghiệp được phép đưa lao động sang làm việc tại Nga. Ngoài ra, còn một số lượng lớn lao động sang Nga làm việc thông qua các hình thức đi tự do khác. Mức lương cơ bản của lao động Việt Nam làm việc ở Nga theo các hợp đồng đã được thẩm định là khoảng 300-400 USD/tháng. Hiện, mức lương thực tế cũng đang dần tăng lên.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008-2009, nhiều doanh nghiệp có sử dụng lao động Việt Nam phải thu hẹp sản xuất hoặc phá sản nên không có tiền trả lương cho người lao động hoặc nợ lương kéo dài. Nhiều xưởng may đen đã tuyển dụng lao động bất hợp pháp, không quan tâm đời sống công nhân.
Theo báo cáo của doanh nghiệp XKLĐ, từ năm 2008 đến nay, Việt Nam đã đưa được 2.667 lao động sang làm việc tại Nga. Lĩnh vực dệt may nhiều nhất với 51%; xây dựng 39%; còn lại làm việc trong các công xưởng, nhà máy cơ khí, điện tử, mộc.
Hiện, có 36 doanh nghiệp được phép đưa lao động sang làm việc tại Nga. Ngoài ra, còn một số lượng lớn lao động sang Nga làm việc thông qua các hình thức đi tự do khác. Mức lương cơ bản của lao động Việt Nam làm việc ở Nga theo các hợp đồng đã được thẩm định là khoảng 300-400 USD/tháng. Hiện, mức lương thực tế cũng đang dần tăng lên.
Theo Tienphong
Bình luận (0)