Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nhiều mô hình chuyển đổi số phục vụ người dân

Tạp Chí Giáo Dục

Cùng vi chính quyn TP, các qun, huyn trên đa bàn TP.HCM đã và đang thc hin vic chuyn đi s (CĐS). Vi nhng mô hình, ng dng mi ra đi giúp ti ưu hóa các th tc hành chính cho ngưi dân.

Bệnh nhân đăng ký khám bệnh qua mô hình “Kiosk Y tế thông minh” tại quận 1 

Tiết kim thi gian

Ông Nguyễn Duy An – Phó Chủ tịch UBND quận 1 – cho biết, qua gần 4 năm triển khai thực hiện CĐS, người dân trên địa bàn quận 1 cơ bản đã đón nhận, trải nghiệm công nghệ mới, dần trở thành nhân tố tích cực tham gia vào quá trình CĐS. Cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ CĐS của quận được chú trọng đầu tư. Nhiều mô hình CĐS lần lượt ra đời và được quận triển khai hiệu quả.

Theo ông An, ngoài các mô hình, ứng dụng đã được áp dụng, mới đây quận 1 ra mắt thêm hai mô hình mới là “Kiosk Y tế thông minh” và mô hình “Thiết bị xác minh di động và đầu đọc thẻ căn cước”. Theo đó, “Kiosk Y tế thông minh” là thiết bị điện tử tích hợp ứng dụng/phần mềm giải pháp Medipay cho phép người sử dụng đăng ký khám chữa bệnh, định danh và xác thực căn cước gắn chip, tạm ứng, thanh toán viện phí trực tiếp trên thiết bị. Mô hình giúp người dùng giảm tối đa thời gian trong việc đăng ký khám chữa bệnh, thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt, kiểm soát được lịch sử khám chữa bệnh, lịch sử giao dịch, miễn phí thanh toán đa kênh trong quá trình khám chữa bệnh tại cơ sở y tế. Mô hình đang áp dụng tại hai cơ cở của Bệnh viện quận 1.

BS.CK2 Nguyễn Thành Tâm – Giám đốc Bệnh viện quận 1 – cho biết thêm: “Kiosk Y tế thông minh” có thể thu thập dữ liệu thông tin sức khỏe người bệnh, tiến tới làm sổ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử, cụ thể hóa các quá trình thực hiện Đề án 06 của Chính phủ. Đây là hoạt động giúp ích cho công tác khám chữa bệnh, rút ngắn thời gian, đạt hiệu quả cao, tạo sự hài lòng cho người khám bệnh”.

Mô hình “Thiết bị xác minh di động và đầu đọc thẻ căn cước” được triển khai tại các cơ sở hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự trên địa bàn. Với mô hình này, người dùng được hỗ trợ trong việc xác minh thông tin từ thẻ căn cước, đảm bảo tính chính xác cao và giảm sai sót trong quá trình xác thực.

“Việc ra mắt thêm hai mô hình là kết quả của sự chỉ đạo quyết liệt từ Ban Chỉ đạo Đề án 06 quận 1, luôn định hướng triển khai nghiêm những chỉ đạo, hướng dẫn của TP. Cùng với đó, quận 1 luôn đẩy mạnh triển khai mở rộng áp dụng các mô hình, sáng kiến, cách làm hay, ứng dụng công nghệ thông tin và đẩy mạnh triển khai thực hiện các mô hình điểm nhằm phục vụ CĐS trên địa bàn quận theo đúng lộ trình”, ông An chia sẻ.

“Cu ni” gia ngưi dân và chính quyn

Để nâng cao công tác CĐS, mới đây quận 3 đã ra mắt thêm mô hình “Công dân số quận 3”.

Bà Phạm Thị Thúy Hằng – Phó Chủ tịch UBND quận 3 – cho biết, ứng dụng công dân số là một sản phẩm trong hệ sinh thái chính quyền số của quận, nhằm cung cấp thông tin toàn diện cho người dân, doanh nghiệp và tạo sự tương tác hiệu quả. Ứng dụng được xây dựng trên nền tảng ứng dụng di động (Mobile apps), hoạt động trên hệ điều hành phổ biến hiện nay là iOS và Android. Trước mắt ứng dụng cung cấp những tính năng giao tiếp giữa người dân và chính quyền quận 3 như: Phản ánh – kiến nghị, liên hệ hotline, tra cứu thông tin quy hoạch, dịch vụ công trực tuyến. Trong thời gian tới, ứng dụng tiếp tục mở rộng các dịch vụ như: đặt lịch hẹn lãnh đạo tiếp công dân, phản ánh hồ sơ trễ hạn, phản ánh ưu đãi tiêu dùng, tích hợp ứng dụng thanh toán tiền điện, tiền nước; góp ý chính quyền, nộp thuế phi nông nghiệp; tích hợp thông tin các cơ sở lưu trú, điểm đến du lịch, thông tin y tế, thông tin giáo dục.

Theo bà Hằng, các lĩnh vực về CĐS đã được các cơ quan, đơn vị và 12 phường triển khai đồng bộ; trong đó tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Qua gần 4 năm thực hiện, quận 3 được TP đánh giá là một trong những đơn vị đứng đầu trong CĐS, nhiều phường được đánh giá xuất sắc…

“Chính quyền quận cam kết thúc đẩy cải cách hành chính bằng việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Nhà nước, tạo ra các dịch vụ công trực tuyến, thuận tiện và minh bạch hơn cho người dân. Bên cạnh đó, hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, áp dụng công nghệ số vào hoạt động kinh doanh, tăng cường năng suất và hiệu quả kinh tế”, bà Hằng nói.

H tr doanh nghip

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong công tác CĐS, quận Phú Nhuận đã triển khai thí điểm chương trình “Hỗ trợ CĐS và khảo sát, đo lường, đánh giá hiện trạng, mức độ sẵn sàng thương mại điện tử và CĐS của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cửa hàng bán buôn, bán lẻ trên địa bàn quận”.

Ông Đỗ Đăng Ái – Phó Chủ tịch UBND quận Phú Nhuận – cho biết, thời gian qua quận đã áp dụng CĐS. Tuy nhiên, công tác này gặp không ít khó khăn, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt tại các khu vực chợ truyền thống, công nghệ CĐS còn hạn chế hoặc khả năng tiếp cận không được nhanh. Vì vậy, quận đã triển khai thí điểm chương trình “Hỗ trợ CĐS và khảo sát, đo lường, đánh giá hiện trạng, mức độ sẵn sàng thương mại điện tử và CĐS các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cửa hàng bán buôn, bán lẻ trên địa bàn quận” để tìm ra giải pháp, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện CĐS hiệu quả hơn.

Ông Lâm Đình Thắng – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM – thông tin, TP đang cố gắng giúp 100% doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn được tiếp cận, cập nhật thông tin nâng cao nhận thức về CĐS cũng như được tiếp cận dùng thử các nền tảng CĐS.

Theo ông Thắng, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thành kế hoạch xây dựng chính quyền số đến năm 2025, TP đang đẩy mạnh phát triển kinh tế số với mục tiêu phấn đấu kinh tế số đóng góp năm 2024 là 22%, khoảng 25% đến năm 2025, 40% đến năm 2030 trong GRDP của TP; đẩy mạnh CĐS trong giáo dục, y tế, du lịch và an sinh xã hội; triển khai các giải pháp, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ; thu hút, phát triển hoạt động trong Khu Công nghệ cao phù hợp với Nghị quyết số 98.

“Để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế số trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030, TP.HCM xác định công nghệ số là động lực mới cho tăng trưởng kinh tế cho TP. Do đó, việc thúc đẩy CĐS, phát triển kinh tế số sẽ là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới”, ông Thắng nhấn mạnh.

Song Hu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)