Hội nhậpThế giới 24h

Nhiều người Mỹ sợ đi máy bay

Tạp Chí Giáo Dục

Một nghiên cứu mới được thực hiện tại Mỹ chỉ ra nỗi lo lắng về việc đi lại bằng đường hàng không của người dân trong bối cảnh sau đại dịch, căng thẳng địa chính trị và liên quan tới các vấn đề an toàn và tai nạn gần đây với máy bay của Boeing.

Nghiên cứu mới được phát hành bởi công ty bảo hiểm JW Surety Bonds đã khảo sát nhận thức của 1.000 người. Trong đó, có 230 người thuộc thế hệ Z (sinh từ những năm giữa thập niên 1990 – đầu thập niên 2010). Kết quả cho thấy rằng 49% người trẻ tuổi sợ đi máy bay bay.

Trong khi đó, tỷ lệ này với các thế hệ Millennials (1980-1990), Baby Boomers (1946-1964), X (1965-1980) lần lượt là 39%, 40%, và 38%.

“Nỗi sợ hàng không dường như đặc biệt tăng cao ở thế hệ Z,” Merritt Ryan – nhà nghiên cứu của JW Surety Bonds – chia sẻ. Ông nhấn mạnh rằng không thế hệ nào sợ đi máy bay như lứa tuổi này.

Nhiều người Mỹ sợ đi máy bay ảnh 1

Tâm lý sợ máy bay của người trẻ xuất hiện nhiều nhất từ thời COVID-19.

Lesley Koeppel – nhà tâm lý học đóng quán ở Mỹ – giải thích rằng trong thời gian COVID-19, sự lo lắng giữa nhóm người trẻ đã tăng lên khi nhiều niềm tin bị mất.

“Mọi người tin tưởng vào bố mẹ khi lớn lên, nhưng khi gen Z đã đến độ tuổi có nhận thức, đại dịch ập đến. Việc xuất hiện nhiều khủng hoảng, không nhất quán trong nhiều trường hợp khiến những đứa trẻ tự hỏi rằng có nên tin tưởng vào các tổ chức xã hội không".

Koeppel lý giải nhiều phụ huynh cũng truyền bá sự lo lắng của họ cho con cái, đặc biệt là trong những năm gần đây khi COVID-19, chiến tranh và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Thế hệ Z đủ khả năng truy cập vào nhiều nguồn tin từ internet. Và dòng thông tin gây mâu thuẫn với những gì họ thường nghe từ những người xung quanh, đặc biệt khi thông tin đó thay đổi mỗi ngày.

Ngoài ra, liên tiếp diễn ra sự cố hàng không liên quan đến nhà sản xuất nổi tiếng Boeing cũng ảnh hưởng tới tâm lý thế hệ trẻ. Vào tháng 1/2024, một chiếc Boeing 737 Max-9 của hãng hàng không Alaska phải hạ cánh khẩn cấp sau khi tấm bịt cửa thoát hiểm bị rơi ở độ cao gần 5.000m, để lại một lỗ thủng lớn trên máy bay và hành khách phải vội vã đeo mặt nạ dưỡng khí.

Cũng trong tháng kể trên, bánh xe trước trên máy bay dịch vụ của hãng hàng không Delta Airlines (Mỹ) đã rơi khi chuẩn bị cất cánh. Tiếp đến tháng 3, chuyến bay của hãng bay Latam (Chile) từ Sydney (Australia) đến Auckland (New Zealand) bất ngờ rơi tự do giữa không trung, làm thương vong 50 hành khách trên máy bay. Cho đến nay, ngành hàng không xuất hiện thêm nhiều vấn đề về an toàn tiềm ẩn với động cơ của các máy bay Boeing 737 Max và 787 Dreamliner.

Theo Trần Đình/TPO (Nguồn: NZ Herald)

 

Bình luận (0)