Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Nhiều nội dung sẽ không dạy và không kiểm tra ở cấp tiểu học

Tạp Chí Giáo Dục

Bộ GD-ĐT đã ban hành hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm học 2021 – 2022 ứng phó với dịch Covid-19. Trong đó nhiều nội dung, bài học được chuyển sang tự học, tự chọn hoặc giảm hẳn không dạy… đặc biệt là cấp tiểu học.
Trần Nguyễn Minh Phú, học sinh lớp 1 Trường tiểu học Bùi Thị Xuân (TP.Tây Ninh), trong buổi học trực tuyến đầu tiên ngày 13.9  /// ẢNH: Giang Phương
Trần Nguyễn Minh Phú, học sinh lớp 1 Trường tiểu học Bùi Thị Xuân (TP.Tây Ninh), trong buổi học trực tuyến đầu tiên ngày 13.9. ẢNH: GIANG PHƯƠNG
Bộ yêu cầu các cơ sở giáo dục cấp tiểu học không tổ chức kiểm tra, đánh giá các nội dung, yêu cầu đã được tinh giản; các bài không dạy hoặc đã chuyển thành đọc thêm, tự học.
93.200 học sinh ở Kon Tum thiếu thiết bị học trực tuyến
Ngày 13.9, Sở GD-ĐT tỉnh Kon Tum cho biết toàn tỉnh có hơn 119.000 HS ở 3 cấp học nhưng đã có hơn 93.200 em thiếu thiết bị phục vụ học trực tuyến. Trong đó, tại 2 huyện Tu Mơ Rông và Ia H’drai có 100% HS thiếu thiết bị phục vụ học trực tuyến.
Theo bà Phạm Thị Trung, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Kon Tum, trước mắt, ngành giáo dục tỉnh đã chủ động các phương án để đảm bảo công tác dạy học cho HS. Trong đó, tổ chức dạy học theo hình thức trực tiếp đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú, các phân hiệu và trường phổ thông dân tộc bán trú THCS.
Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương tạo điều kiện về địa điểm để HS học tập theo nhóm nhỏ, GV đến thực hiện việc hướng dẫn HS học tập.
Đức Nhật

Giảm tải nhưng phải đảm bảo học sinh biết đọc, viết Đối với lớp 1, lớp 2, Bộ GD-ĐT hướng dẫn các trường thực hiện nghiên cứu chương trình môn học, các mạch nội dung, kiến thức, chủ đề học tập và nội dung trong sách giáo khoa (SGK); từ đó xây dựng chủ đề dạy học trên cơ sở tích hợp một số nội dung và yêu cầu cần đạt. Cơ sở giáo dục ưu tiên tổ chức dạy học các nội dung hình thành kiến thức mới, các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc.

Việc sắp xếp chủ đề học tập cần thực hiện phù hợp với hình thức tổ chức dạy học trực tuyến hoặc có thể hướng dẫn cho HS tự học với sự hỗ trợ của phụ huynh. “Thời gian thực hiện chương trình phải bố trí đảm bảo tính khoa học, sư phạm, phù hợp với từng hình thức dạy học và không gây áp lực đối với HS; đảm bảo cuối năm học đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình”, Bộ yêu cầu.
Giúp giáo viên thuận lợi hơn

Việc Bộ GD-ĐT ban hành các nội dung cốt lõi trong môn học của các lớp sẽ giúp GV thuận lợi hơn thay vì phải loay hoay tự xác định nội dung nào là quan trọng, cốt lõi để dạy học cho HS, tận dụng “thời gian vàng” đang dạy học trực tiếp như hiện nay. Có nội dung cốt lõi, chúng tôi sẽ chủ động, linh hoạt hơn.
Nguyễn Thị Tuyết Mai (Hiệu trưởng Trường tiểu học Lưu Quý An – Vĩnh Phúc)

Hướng dẫn này, ngoài nêu rõ những nội dung giáo viên (GV) cần tập trung dạy học, nội dung tích hợp, còn yêu cầu tinh giản những bài tập khó cũng như bài tập yêu cầu kỹ năng tổng hợp.
Ví dụ ở môn tiếng Việt 1, GV được phép căn cứ vào trình độ HS để chủ động phân phối nội dung, thời lượng dạy học sao cho đảm bảo HS đạt được các yêu cầu cần đạt của môn học một cách chắn chắn và không để tình trạng HS không biết đọc, không biết viết tiếng Việt khi lên lớp 2.
Ở một số môn học khác, trong một vài chủ đề học tập, GV phối hợp với phụ huynh để hướng dẫn các em thực hành yêu cầu cần đạt. Thầy cô cũng được linh hoạt thay đổi kế hoạch dạy môn học để tổ chức dạy một số chủ đề tại nhà trường.
Lớp 3, 4, 5: nhiều bài không dạy, không làm
Nhanh chóng triển khai thực hiện
Hướng dẫn ban hành đã đáp ứng được sự mong đợi của thực tiễn dạy học trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay. Sở GD-ĐT sẽ nhanh chóng yêu cầu các phòng GD-ĐT triển khai đến các trường để kịp thời vận dụng phù hợp với điều kiện dạy học thực tế của từng trường, phù hợp với đối tượng HS.
Phạm Xuân Tiến (Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội)

Đối với lớp 3, 4, 5, Bộ hướng dẫn các trường tổ chức rà soát lại nội dung chương trình, sách giáo khoa, mức độ cần đạt của từng khối lớp đối với các môn học bắt buộc để điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương, nhất là những địa bàn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Bộ yêu cầu căn cứ vào hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học đối với lớp 3, 4 và 5 (có phụ lục kèm theo), các trường xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch các môn học phù hợp với tình hình thực tế, thuận lợi cho quá trình thực hiện và đảm bảo khoa học, hiệu quả.
Trong hướng dẫn, nhiều nội dung bài học đã được giảm yêu cầu cần đạt, giảm bài tập, ghép thành chủ đề, cho phép GV lựa chọn một trong số các nội dung tương đương để dạy, hoặc yêu cầu HS tự học ở nhà… Nhiều bài học, hướng dẫn của Bộ yêu cầu rõ: “GV không dạy bài này”; hoặc “không yêu cầu HS không làm bài tập này”…
Tinh giản nhưng phải đảm bảo các yêu cầu cần đạt
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Lớp 1 và 2 ưu tiên tổ chức dạy học trên truyền hình
Ngày 13.9, tại công điện gửi chủ tịch UBND tỉnh, TP trực thuộc T.Ư, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đề nghị khẩn trương chỉ đạo một số nội dung tổ chức dạy học ứng phó diễn biễn dịch Covid-19. Trong đó yêu cầu các sở GD-ĐT hướng dẫn các cơ sở giáo dục tổ chức dạy học chủ động, linh hoạt thông qua hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc trên truyền hình nội dung môn học, hoạt động giáo dục với thời lượng hợp lý theo các văn bản hướng dẫn tinh giản nội dung dạy học của Bộ.
Đối với địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội và không tổ chức dạy học trực tiếp tại trường: lớp 1, lớp 2 ưu tiên tổ chức dạy học trên truyền hình và không thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ trong khoảng thời gian này, khi HS đi học trở lại phải tổ chức ôn tập trước khi kiểm tra, đánh giá định kỳ. Đối với HS từ lớp 3 đến lớp 12 tổ chức dạy học trực tuyến là chủ đạo, dạy học trên truyền hình là bổ trợ, ưu tiên cho các lớp cuối cấp. Hướng dẫn tổ chức tiết học, giờ học trực tuyến, không kéo dài thời gian học trực tiếp trên lớp để đảm bảo sức khỏe, tâm sinh lý của HS khi phải tiếp xúc với máy tính, điện thoại, ti vi.
Đối với các địa phương cơ bản kiểm soát được dịch Covid-19, đề nghị tận dụng tối đa khoảng thời gian HS có thể đến trường để dạy trực tiếp, bảo đảm an toàn phòng chống dịch bệnh theo quy định. Tùy vào điều kiện thực tế của mỗi địa phương có thể tổ chức dạy học nhiều hơn 6 buổi/tuần.

Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT), cho biết: “Việc xây dựng hướng dẫn dạy học các nội dung dựa trên nguyên tắc ưu tiên hoàn thành chương trình giáo dục cấp tiểu học trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên cần linh hoạt thời gian và khả năng đáp ứng về điều kiện dạy học khác nhau ở mỗi địa phương, mỗi trường”.

Để ban hành được hướng dẫn này, Bộ đã thành lập các tổ chuyên gia của từng môn học. Mỗi tổ này gồm các tác giả xây dựng chương trình, các nhà quản lý giáo dục lâu năm và cả GV trực tiếp đứng lớp. Nguyên tắc Bộ đưa ra là dù tinh giản thế nào vẫn phải đảm bảo các yêu cầu cần đạt của từng môn học ở từng khối lớp trong cấp tiểu học. Hướng dẫn phù hợp để có thể áp dụng với cả hình thức dạy học trực tiếp hay trực tuyến, học trên truyền hình như thực tế đang diễn ra trên toàn quốc.
Ông Tài bày tỏ mong muốn các địa phương, các trường và mỗi nhà giáo nhanh chóng nghiên cứu hướng dẫn mà Bộ mới ban hành cùng với các văn bản rất quan trọng trước đó như Công văn 2345 về xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học với giáo dục cấp tiểu học để sớm xây dựng các nội dung bài học theo tinh thần tinh giản, giảm áp lực cho chính GV, HS và cả phụ huynh trong thời gian HS phải học trực tuyến tại nhà. 
Thei Tuệ Nguyễn/TNO

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)