Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nhiều phụ huynh “ép” con theo nguyện vọng của mình

Tạp Chí Giáo Dục

Năm hc 2022-2023, TP.HCM có trên 109.600 hc sinh s tt nghip THCS. Theo đó, thành ph tiếp tc thc hin đ án phân lung, hưng nghip hc sinh sau THCS, trong đó 70% hc sinh sau THCS tiếp tc theo hc lp 10 ti các trưng THPT công lp trên đa bàn; 30% s la chn các hưng đi khác như hc THPT ngoài công lp, hc ti trung tâm GDNN-GDTX, hc ngh hoc du hc.


Công tác tư vn phân lung hc sinh sau THCS rt cn s chung tay, đng hành ca ph huynh đ đt hiu qu cao

Như vậy, sẽ có khoảng hơn 70.000 học sinh lớp 9 sau tốt nghiệp THCS tiếp tục theo học lớp 10 THPT công lập, càng đặt ra những yêu cầu cao trong công tác phân luồng, hướng nghiệp học sinh sau THCS, nhất là khi Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 đã triển khai ở bậc THPT với mục tiêu định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Nhiu áp lc khi tư vn phân lung hc sinh lp 9

ThS. Nguyễn Trần Phước (chuyên gia giáo dục) nhìn nhận, hiện nay công tác tư vấn phân luồng học sinh lớp 9 gặp rất nhiều áp lực khi Chương trình GDPT 2018 triển khai ở bậc THPT với mục tiêu hướng nghiệp ngay từ đầu năm lớp 10. Tuy nhiên, chính điều này cũng có thể trở thành những thuận lợi để phân luồng học sinh một cách hiệu quả nếu các trường biết tận dụng lợi thế. “Khác với chương trình cũ, Chương trình GDPT 2018 ở bậc THPT ngay từ ban đầu đã thiên về định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Rất gần với việc phân luồng, hướng nghiệp mà trước giờ thầy cô vẫn tư vấn cho học sinh sau THCS. Thế nhưng, điều quan trọng nhất vẫn là việc phải thay đổi được tư duy, nhìn nhận của phụ huynh, học sinh về vấn đề hướng nghiệp sau THCS, để cởi bỏ được quan điểm rằng học lớp 10 THPT công lập là con đường duy nhất sau THCS”, ThS. Phước chia sẻ.

Chuyên gia này phân tích thêm, thực tế vẫn còn tồn tại nhiều câu chuyện phụ huynh lựa chọn nguyện vọng cho con vì chính những ước muốn của mình thay vì phù hợp với ước muốn của học sinh. Nhiều học sinh không đủ năng lực học trường chuyên, lớp chọn nhưng phụ huynh vẫn yêu cầu phải đặt các nguyện vọng vào trường này. Thậm chí, nhiều em không có nguyện vọng dự thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập nhưng ba mẹ vẫn bắt thi vì quan điểm rằng chỉ có học THPT công lập mới có thể thành công. “Tức là vẫn có không ít phụ huynh không quan tâm đến năng lực học tập của con mình, vẫn còn nặng tư tưởng trường công, trường tư, giáo dục nghề nghiệp. Trong khi đó, hiện nay để đặt nguyện vọng vào một trường THPT công lập, ngoài yếu tố về năng lực học tập thì học sinh, phụ huynh còn cần phải quan tâm đến nhiều yếu tố khác như môi trường học tập, đặc biệt là mục tiêu định hướng nghề nghiệp sau này”, ThS. Phước chỉ rõ.

Cô Nguyễn Đoan Trang (Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, Q.1) chia sẻ, hiện nay công tác tư vấn hướng nghiệp học sinh lớp 9 sau THCS vẫn còn là bài toán khó cho các trường, đặc biệt là khi chương trình mới đã được triển khai ở bậc THPT. Cái khó trước hết là phải làm sao để phụ huynh, học sinh hiểu về chương trình mới ở bậc THPT để có định hướng lựa chọn phù hợp nhất, cân nhắc khi đặt nguyện vọng trường; cân nhắc khi đăng ký dự thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập hay rẽ sang hướng đi khác; làm sao để mỗi phụ huynh đều có nhìn nhận đúng về năng lực học tập của con mình, không ảo tưởng khi đăng ký nguyện vọng… “Khi Chương trình GDPT 2018 triển khai ở bậc THPT, công tác tư vấn càng có vai trò quan trọng hơn bởi khi lựa chọn trường THPT thì không chỉ đơn thuần là đăng ký, lựa chọn nguyện vọng phù hợp với năng lực học tập của các em mà còn cần phải chú trọng đến yếu tố định hướng nghề nghiệp, mong muốn về nghề nghiệp sau này. Như vậy, muốn đạt hiệu quả hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS thì hơn hết là cần sự đồng hành của phụ huynh; phụ huynh phải hiểu được mong muốn, nguyện vọng của con mình, cùng nhà trường định hướng đi tốt nhất cho các em”, cô Trang nhấn mạnh.

Cn thay đi quan đim v trưng công, trưng tư

Đảm nhiệm công tác chủ nhiệm lớp 9 trong nhiều năm nay, cô Nguyễn Tiến Thùy (giáo viên Trường THCS Hà Huy Tập, Q.Bình Thạnh) bày tỏ, khi Chương trình GDPT 2018 triển khai ở bậc THPT thì việc tư vấn tuyển sinh lớp 10 THPT công lập cho học sinh lớp 9 càng đặt ra nhiều thách thức lớn. Trong đó, quan trọng hơn cả là phải giúp được phụ huynh, học sinh hiểu về chương trình mới, về vai trò của việc phải định hướng được ngành nghề trong tương lai để có quyết định lựa chọn phù hợp. “Điều này lại không hề đơn giản. Hiện nay, dù việc tuyên truyền phân luồng học sinh đã được thực hiện tốt song không phải phụ huynh nào cũng hiểu được vai trò của công tác này. Rất nhiều phụ huynh có con học lớp 9 vẫn còn quan điểm rằng vào lớp 10 THPT công lập là con đường duy nhất sau THCS, các hướng học khác như học trường ngoài công lập, học giáo dục thường xuyên hay học nghề chỉ là những hướng đi “đường cùng”, tức là rớt lớp 10 công lập mới lựa chọn. Đây là rào cản chủ yếu trong công tác tư vấn phân luồng sau THCS”, cô Thùy nói.

Cô Thùy cho biết thêm, đối với công tác tư vấn nguyện vọng cho học sinh thì rào cản là một bộ phận phụ huynh chưa thực sự hiểu rõ về năng lực học tập của con mình, ảo tưởng về lực học của con để lựa chọn các nguyện vọng vượt quá sức học. Hàng năm vẫn có những trường hợp phụ huynh mong muốn con đặt nguyện vọng vào trường này, trường kia chưa thực sự bám sát với sức học của con. “Rất nhiều phụ huynh mới chỉ nhìn vào kết quả học tập trên lớp của con để đánh giá toàn diện trong việc đặt nguyện vọng. Trong khi đó, kết quả học tập trên lớp chỉ là một phần, để đặt nguyện vọng phù hợp phụ huynh còn cần phải quan tâm đến các yếu tố dài hơi khác như sức bền học tập của học sinh trong suốt 4 năm THCS, năng lực học tập của học sinh ở 3 môn thi tuyển sinh, tính cách, sở thích, mong muốn nghề nghiệp của con… để cùng con đưa ra các hướng lựa chọn phù hợp nhất”, cô Thùy cho biết.

Ông Võ Thiện Cang (Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT TP.HCM) chia sẻ, hiện nay khi Chương trình GDPT 2018 được triển khai ở bậc THPT thì vai trò định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau THCS càng trở nên cấp thiết và quan trọng. Do đó, phụ huynh cần phải thay đổi quan niệm về trường công, trường tư; cần có cái nhìn thoáng hơn, bao quát hơn về các môi trường học tập để cân nhắc hướng đi cho con. “Năng lực học tập, điểm số chỉ là một phần trong quyết định lựa chọn đăng ký nguyện vọng học tập cho học sinh sau THCS, bên cạnh đó còn rất nhiều yếu tố mà phụ huynh cần tham khảo thêm như ý kiến giáo viên chủ nhiệm, sở thích, nguyện vọng của con; cân nhắc về định hướng nghề nghiệp của con để lựa chọn. Sau THCS, học sinh có rất nhiều hướng đi như thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập, học lớp 10 THPT ngoài công lập, học giáo dục thường xuyên, học nghề… Bất kỳ lựa chọn nào cũng có thể đưa các em đến thành công, quan trọng nhất là sự phù hợp”, ông Cang nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Đ Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)