Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nhiều quận, huyện khởi động tuyển dụng sớm giáo viên cho năm học mới

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiu qun huyn trên đa bàn TP.HCM đã bt đu khi đng tuyn dng giáo viên cho năm hc mi 2024-2025. Năm nay, công tác tuyn dng đưc thc hin khá sm.


Các qun huyn đã khi đng sm công tác tuyn dng giáo viên phc v cho năm hc mi

Tuyn dng sm đ có giáo viên

Năm học 2024-2025, quận 8 được giao 2.286 biên chế ngành giáo dục. Tính đến tháng 8-2024, số biên chế có mặt là 2.149. Do đó, còn thiếu 137 biên chế.

Năm nay, công tác tuyển dụng được quận 8 triển khai khá sớm. Theo kế hoạch, trước khi năm học mới bắt đầu, khoảng cuối tháng 8 – ứng viên trúng tuyển đã nhận nhiệm sở để đảm bảo đội ngũ cho nhà trường tổ chức giảng dạy cũng như có thời gian bắt nhịp, làm quen với môi trường giảng dạy mới.

Ông Dương Văn Dân – Trưởng phòng GD-ĐT quận 8 thông tin, trong 133 giáo viên cần tuyển dụng cho năm học mới thì mầm non cần 17 giáo viên; tiểu học với 65 giáo viên và THCS với 50 giáo viên. Việc thiếu giáo viên tiếp tục tập trung chủ yếu ở các môn học: giáo viên dạy nhiều môn; tin học; tiếng Anh; tổng phụ trách Đội; giáo dục thể chất, mỹ thuật với bậc tiểu học; bậc THCS thiếu giáo viên ở các môn: âm nhạc, mỹ thuật, tiếng Anh, lịch sử và địa lý, toán, khoa học tự nhiên, toán, văn.

“Đây là các môn khó tuyển dụng trong nhiều năm nay. Việc tuyển dụng sớm sẽ giúp các trường có thể chủ động về đội ngũ để đảm bảo giảng dạy trong năm học, trong trường hợp nếu không tuyển dụng được”.

Để chuẩn bị nguồn lực giáo viên cho năm học mới, quận 3 cần tuyển 136 viên chức, trong đó có 19 giáo viên mầm non, 25 giáo viên tiểu học, 62 giáo viên THCS. Cùng 30 nhân viên ở các vị trí thư viện; nhân viên thiết bị thí nghiệm; thủ quỹ; kế toán; văn thư; hỗ trợ giáo dục khuyết tật; giáo vụ; chuyên viên quản trị công sở.

Tương tự, năm nay quận Tân Phú cũng sớm triển khai kế hoạch tuyển dụng giáo viên cho năm học mới. Năm nay, quận cần tuyển 138 giáo viên, nhân viên ở các bậc học mầm non, tiểu học và THCS. Trong đó, mầm non cần tuyển 12 viên chức bao gồm 5 giáo viên, 7 nhân viên; tiểu học cần tuyển 40 viên chức, gồm 24 giáo viên và 16 nhân viên; THCS cần tuyển 68 viên chức gồm 59 giáo viên và 9 nhân viên. Riêng Trường Chuyên biệt Bình Minh cần tuyển 18 viên chức gồm 10 giáo viên và 8 nhân viên.

Đại diện Phòng GD-ĐT quận Tân Phú cho biết, số giáo viên thiếu trên địa bàn quận trong năm học mới vẫn tập trung chủ yếu ở các môn giáo viên dạy nhiều môn, tin học, âm nhạc ở bậc tiểu học và giáo viên âm nhạc, ngữ văn, toán, mỹ thuật, khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý ở bậc THCS.


TP.HCM vn gp khó trong tuyn dng giáo viên

Suốt tháng 7 này, quận 3 cũng nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển giáo viên vào các trường công lập trên địa bàn quận năm học 2024-2025. Năm học tới, quận này cần tuyển 136 viên chức, bao gồm 19 giáo viên mầm non; 25 giáo viên tiểu học; 62 giáo viên THCS; 6 nhân viên thư viện; 4 nhân viên thiết bị, thí nghiệm; 1 nhân viên thủ quỹ; 3 kế toán; 6 nhân viên văn thư; 5 nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật; 4 giáo vụ và 1 chuyên viên quản trị công sở.

Riêng ở bậc mầm non, quận có 2 trường có số lượng giáo viên cần tuyển nhiều là Mầm non 12 với 4 giáo viên và 1 văn thư; Mầm non 14 với 4 giáo viên; Mầm non Quận 3 với 3 giáo viên…

“Nhiều năm nay, giáo viên mầm non rất khó tuyển do đặc thù giáo viên mầm non đòi hỏi công việc cao nhưng thu nhập lại chưa tương xứng” – hiệu trưởng một trường mầm non trên địa bàn quận 3 cho hay.

Hiệu trưởng này cho biết thêm, với việc tuyển dụng sớm sẽ giúp trường chủ động về đội ngũ trong trường hợp vẫn không tuyển dụng đủ giáo viên cho năm học mới, thông qua việc hợp đồng, thỉnh giảng, đảm bảo giáo viên đáp ứng được yêu cầu đứng lớp.

Khó tuyn dng do nhiu lý do

Là địa bàn trung tâm TP.HCM, quận 1 luôn được đánh giá là địa phương có nhiều lợi thế trong tuyển dụng giáo viên khi các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận có môi trường giáo dục tốt để giáo viên giảng dạy; sự chăm lo cho đội ngũ của quận cũng như từng trường cũng luôn ở mức cao; sự quan tâm của phụ huynh dành cho giáo viên…

Tuy nhiên, trên thực tế, suốt 4 năm qua, từ năm học 2020-2021 đến năm học 2023-2024, quận 1 chỉ tuyển được 26,13% giáo viên so với nhu cầu thực tế. Áp lực công việc, lương và các chế độ chính sách không đảm bảo cuộc sống đã dẫn đến thực trạng “chảy máu chất xám” ở giáo viên trẻ.

Cụ thể, thực trạng tuyển dụng giáo viên trên địa bàn quận qua 4 năm như sau:

Năm học 2020-2021, nhu cầu tuyển dụng là 194 giáo viên, thực tế số thí sinh trúng tuyển và nhận công tác là 71 người, tỷ lệ 36,59%; Năm học 2021-2022, nhu cầu tuyển dụng là 280, số lượng thí sinh trúng tuyển và nhận công tác là 46, tỷ lệ 16,42%; Năm học 2022-2023, nhu cầu tuyển dụng là 304, số thí sinh trúng tuyển và nhận công tác là 90 người, tỷ lệ 29,60%; Năm học 2023-2024, nhu cầu tuyển dụng là 276, số thí sinh trúng tuyển và nhận công tác là 79 người, tỷ lệ 28,62%.

Theo ông Võ Cao Long – Trưởng phòng GD-ĐT quận 1, tình trạng thiếu giáo viên đang diễn ra nghiêm trọng, kéo dài. Bậc mầm non, cấp tiểu học với giáo viên nhiều môn, giáo viên tiếng Anh, giáo dục thể chất, âm nhạc, mỹ thuật, tin học, tổng phụ trách Đội; Cấp THCS là giáo viên ngữ văn, lịch sử, địa lý, công nghệ kỹ thuật công nghiệp, mỹ thuật, tiếng Trung, tiếng Nhật, tổng phụ trách Đội. Số lượng giáo viên chưa đáp ứng đủ định mức trong đề án vị trí việc làm.

Ông Võ Cao Long cho hay, số lượng giáo viên sinh sống trên địa bàn quận 1 và các quận lân cận rất ít. Vì khoảng cách từ nơi ở đến nơi làm việc xa, nhiều trường hợp giáo viên ở tỉnh phải thuê nhà ở trọ, vì hoàn cảnh gia đình nên không gắn bó lâu dài tại nơi công tác, sau một thời gian sẽ xin thuyên chuyển hoặc nghỉ việc.

Cạnh đó, giáo viên mới tuyển dụng, sau một thời gian ngắn cũng xin nghỉ việc, chuyển việc do không yên tâm công tác vì áp lực, lương và các chế độ chính sách khác không đảm bảo cuộc sống. Có hiện tượng “chảy máu chất xám” ở nhóm giáo viên trẻ, sau khi được nhà trường bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ nhưng nguồn thu nhập ở trường ngoài công lập hấp dẫn hơn trường công lập, họ sẵn sàng chuyển đổi nơi công tác.

“Việc xét thi đua hàng năm đã quan tâm đến đối tượng giáo viên, nhân viên, từ đó tạo động lực thúc đẩy nhà giáo công tác tốt. Tuy nhiên, chế độ, chính sách đãi ngộ, tôn vinh đối với đội ngũ nhà giáo vẫn chưa thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao vào ngành” – ông Long nhận định.

Đ Khương Yến

Bình luận (0)