Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nhiều quận, huyện không thể đạt được chỉ tiêu 300 phòng học

Tạp Chí Giáo Dục

Thc hin ch tiêu 300 phòng hc /10.000 dân trong đ tui đi hc, đến nay TP.HCM có 12/22 đa phương hoàn thành. Trong khi đó, nhiu đa phương khng đnh không th đt đưc bi nhiu khó khăn…


Nhiu đa phương gp khó khi thc hin ch tiêu 300 phòng hc/10.000 dân trong đ tui đi hc

Nhiu đa phương khó tăng thêm phòng

Ông Lê Hoài Nam – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM thông tin, tính đến tháng 12-2022, 12/22 quận, huyện và TP.Thủ Đức đã đạt chỉ tiêu 300 phòng học/10.000 dân số trong độ tuổi đi học (từ 3- 18 tuổi). Các quận, huyện chưa đạt chỉ tiêu gồm: quận 4 (286 phòng), quận 8 (292 phòng), quận 12 (235 phòng), Bình Thạnh (297 phòng), Gò Vấp (205 phòng), Tân Bình (288 phòng), Tân Phú (255 phòng), Bình Tân (288 phòng), huyện Bình Chánh (260 phòng), Hóc Môn (211 phòng).

Về xây dựng kế hoạch đến năm 2025 thực hiện chỉ tiêu đạt 300 phòng học/10.000 dân còn 3 quận vẫn chưa đạt gồm: quận 4 (289 phòng), quận 12 (240 phòng), Gò Vấp (220 phòng). Tỷ lệ thực hiện chỉ tiêu không đồng đều giữa các cấp học, tỷ lệ thực hiện cấp tiểu học và THCS đạt thấp, tập trung tại TP.Thủ Đức (khu vực quận Thủ Đức cũ), quận 12, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, huyện Bình Chánh, Hóc Môn.

Về kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công kỳ trung hạn giai đoạn 2016-2020, Sở GD-ĐT thông tin, giai đoạn này toàn thành phố có 721 dự án lĩnh vực giáo dục được thông qua chủ trương đầu tư, quy mô 13.676 phòng học, tổng kinh phí 58.212.562 đồng. Tuy nhiên, chỉ hoàn thành và đưa vào sử dụng được 415 dự án với 7.478 phòng học, kinh phí đầu tư hơn 25.788 tỷ đồng.

Như vậy kết quả đầu tư chỉ đạt 54,67% so với kế hoạch, bao gồm cả những dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng trước năm 2016 chiếm 30 dự án với 739/6.854 phòng học, vì vậy số phòng hoàn thành thực tế trong giai đoạn 2016-2020 chỉ còn 6.115 phòng học.

Trong giai đoạn 2016-2020 theo thực tế nhu cầu, toàn thành phố cần bổ sung 14.097 phòng học ở tất cả các cấp, trong đó: mầm non là 6.035 phòng, tiểu học là 4.412 phòng, THCS là 2.382 phòng, THPT là 1.268 phòng; Tuy nhiên số phòng đầu tư từ nguồn ngân sách tập trung đưa vào sử dụng đạt được 6.115/14.097 phòng (đạt 43,38 %) cho thấy tỷ lệ đạt quá thấp dẫn đến điều kiện đảm bảo chỗ học đáp ứng nhu cầu và đạt theo quy chuẩn luôn là áp lực lớn đối với thành phố.

Đánh giá khả năng đầu tư tăng thêm phòng học để đáp ứng nhu cầu chỗ học của con em trên địa bàn thành phố từ nay đến năm 2025, ông Lê Hoài Nam nhìn nhận, tỷ lệ khá thấp, điển hình ở một số địa bàn quận, huyện và TP.Thủ Đức luôn trong tình trạng áp lực cao.

Ví dụ, quận 12 khi nhu cầu phòng học đến năm 2025 cần thêm 1.600 phòng thì khả năng đầu tư giai đoạn 2023-2025 chỉ xây mới được 312 phòng; huyện Hóc Môn nhu cầu cần thêm 1.230 phòng học, thực tế ước tăng thêm chỉ được 222 phòng.

Kiến ngh hàng lot gii pháp g khó

Về kế hoạch đầu tư công giai đoạn trung hạn 2021-2025, ông Lê Hoài Nam đánh giá, hầu hết nguồn vốn hiện nay của thành phố tập trung cho các dự án chuyển tiếp cần đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành đưa vào sử dụng, thực hiện quyết toán dự án và ưu tiên cho các dự án trọng điểm, các dự án mới của lĩnh vực giáo dục tuy đã thông qua kế hoạch đầu tư song số lượng còn khá thấp, quy trình thủ tục thực hiện còn nhiều khó khăn chậm và kéo dài.

Một số địa bàn do tính chất ưu tiên của nguồn vốn chưa tập trung đầu tư cho các dự án trường học, mặt khác tỷ lệ các dự án trường học cần đầu tư phần lớn thuộc tính chất đầu tư xây dựng lại hoặc cải tạo mở rộng dẫn đến số phòng học tăng thêm không nhiều. Công tác đầu tư tăng thêm trường lớp chưa khả thi do quỹ đất sạch phù hợp với quy hoạch giáo dục cơ bản đã triển khai thực hiện, còn nhiều dự án vướng công tác bồi thường, đền bù giải phóng mặt bằng dẫn đến khó và chậm triển khai theo kế hoạch đề ra.

Định mức diện tích đất bình quân/học sinh theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT khá cao so với đặc thù của thành phố dẫn đến khả năng đầu tư bị giới hạn và gặp khó khăn. Cạnh đó, định mức diện tích đất bình quân/học sinh ở các cấp học theo quy định của bộ cũng khá cao trong điều kiện đặc thù TP.HCM đã tạo không ít khó khăn trong công tác xây dựng đầu tư phát triển mạng lưới trường lớp và tăng số lượng phòng học ở tất cả các cấp, đặc biệt là các khu vực nội thành.

Cũng theo Sở GD-ĐT, việc kiểm soát tình hình nhập cư vào các địa bàn quận, huyện cửa ngõ và tập trung các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn thành phố chưa hiệu quả dẫn đến dân số cơ học tăng nhanh làm ảnh hưởng đến công tác dự báo, phá vỡ các đồ án quy hoạch đã phê duyệt, tạo áp lực về cơ sở hạ tầng và nhu cầu chỗ học cho con em trong độ tuổi đi học.

Để tháo gỡ khó khăn cho địa phương thực hiện chỉ tiêu phòng học, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hoài Nam kiến nghị thành phố ưu tiên bố trí vốn ngân sách để đẩy nhanh thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình trường học theo kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch được duyệt phù hợp với yêu cầu phát triển và thực tế từng địa bàn quận, huyện. Trong đó tập trung các khu vực có tốc độ tăng dân số cao hoặc địa bàn có các khu công nghiệp, khu chế xuất như quận 7, 9, 12, Bình Tân, Gò Vấp, TP.Thủ Đức, huyện Bình Chánh…

Kiến nghị thành phố có cơ chế giải pháp đặc thù, chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, thủ tục hành chính… để huy động các nguồn lực ngoài ngân sách Nhà nước, đầu tư phát triển mạng lưới trường học theo phương thức hợp tác công tư, kích cầu, xã hội hóa. Có cách tính chỉ tiêu sử dụng đất trường học phù hợp đối với các loại hình trường học ngoài công lập trong các đồ án quy hoạch phân khu; làm cơ sở tính toán, xác định nhu cầu và chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị phù hợp với điều kiện thực tế của từng quận, huyện. Các khu đô thị mới phải có quỹ đất để giao cho UBND quận, huyện làm nhiệm vụ chủ đầu tư xây dựng trường học.

Đồng thời đề xuất UBND thành phố kiến nghị bộ ngành, Chính phủ sửa đổi quy định từ diện tích đất tối thiểu thành diện tích sàn xây dựng trực tiếp phục vụ giáo dục và đào tạo. Có các giải pháp hỗ trợ các UBND quận, huyện tháo gỡ cho các dự án chậm triển khai, quỹ đất còn vướng…

Đ Giang Quân

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)