Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Nhiều trường ĐH bố trí không gian khởi nghiệp cho sinh viên

Tạp Chí Giáo Dục

Hin nay có 70 cơ s đào to b trí đưc không gian chung h tr khi nghip dành cho ngưi hc và 45 cơ s đào to đã thành lp đưc các trung tâm h tr sinh viên khi nghip.


Trong điu kin dch Covid-19, Trưng ĐH M TP.HCM vn t chc cuc thi khi nghip trc tuyến cho sinh viên

Thông tin này được đưa ra tại tọa đàm trực tuyến chủ đề “Xây dựng mô hình hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục ĐH” do Bộ GD-ĐT tổ chức mới đây với 40 điểm cầu là các cơ sở giáo dục ĐH trong cả nước. Nhiều ý kiến cho rằng sáng tạo và khởi nghiệp là trụ cột để giúp các hoạt động đào tạo cũng như hoạt động nghiên cứu của các cơ sở giáo dục ĐH đến gần với thực tiễn hơn. Cũng theo đại diện các cơ sở giáo dục ĐH, sau khi có đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665) cùng công văn hướng dẫn các cơ sở đào tạo triển khai công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp, đồng thời thí điểm xây dựng hệ sinh thái đổi mới tại ba cơ sở giáo dục ĐH vào năm 2019 (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội; Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM và ĐH Huế) thì phong trào khởi nghiệp của học sinh, sinh viên thực sự được lan tỏa. Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên và cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” đã được Bộ GD-ĐT tổ chức thường niên. Các hoạt động này đã thu hút ngày càng đông học sinh, sinh viên toàn quốc cũng như các cơ sở giáo dục và doanh nghiệp tham gia. Theo thống kê, đến nay đã có 50% các trường thành lập được câu lạc bộ khởi nghiệp thuộc những lĩnh vực ưu tiên dựa trên thế mạnh đào tạo; nhiều trường đã bố trí được không gian chung hỗ trợ khởi nghiệp dành cho người học và thành lập được các trung tâm hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp.

Trưng ĐH M TP.HCM va trao gii cuc thi “Sinh viên vi ý tưng sáng to và khi nghip” năm 2021; theo đó, gii nht thuc v nhóm tác gi d án “Gramz”, gii nhì là d án “Kết ni giá tr – Vươn tm tương lai” và gii ba là d án “Xà phòng handmade – Món quà t thiên nhiên”. Nhng d án xut sc nht s đi din nhà trưng tham gia cuc thi “Sinh viên vi ý tưng sáng to và khi nghip” do B GD-ĐT t chc.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT nhận định, trong các báo cáo nghiên cứu về việc xây dựng và hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia thì vai trò của các trường ĐH rất quan trọng. Đồng thời, mong muốn các cơ sở giáo dục ĐH thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc thúc đẩy mô hình khởi nghiệp của giảng viên và sinh viên; xem đây là nhiệm vụ quan trọng. Thực tế tại các trường ĐH, thời gian qua nhiều hoạt động có phần chững lại do chịu sự ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, việc truyền cảm hứng khởi nghiệp cũng như trang bị kiến thức khởi nghiệp cho sinh viên vẫn được các trường nỗ lực duy trì thông qua các buổi tọa đàm giao lưu doanh nhân thành đạt, những nhà khởi nghiệp thành công… được phát trực tuyến. Đơn cử như Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, bên cạnh bố trí hẳn 3.000 đầu sách khởi nghiệp phục vụ sinh viên tìm hiểu, trang bị và làm cơ sở để hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp, nhà trường còn thường xuyên tổ chức những tọa đàm gặp gỡ các doanh nhân, nhà khởi nghiệp… được phát trực tiếp thông qua mạng xã hội Facebook để sinh viên tương tác, “gỡ rối” những khó khăn, vấn đề gặp phải trên hành trình khởi nghiệp. “Chính nhờ được “gỡ rối” kịp thời cũng như được thổi thêm niềm cảm hứng qua những câu chuyện khởi nghiệp thực tế đầy chông gai từ các doanh nhân thành đạt hay vấp ngã từ những người đi trước đã giúp sinh viên duy trì ngọn lửa khởi nghiệp”, đại diện nhà trường chia sẻ. Ngoài ra, đại diện nhà trường cũng cho biết, dù là các chương trình trực tuyến nhưng những tọa đàm như vậy rất thu hút sinh viên. Khi được truyền tải kinh nghiệm, kiến thức, các em hào hứng, mạnh dạn cũng như có sự đầu tư hơn vào những cuộc thi khởi nghiệp được trường phát động, từ đó có cơ hội được tuyển chọn để dự thi ở những sân chơi lớn hơn.

Tại Trường ĐH Mở TP.HCM, hàng loạt chủ đề xoay quanh câu chuyện khởi nghiệp cũng được các chuyên gia, doanh nhân chia sẻ với sinh viên thông qua các buổi phát trực tiếp trên mạng xã hội Facebook như: “Khởi nghiệp dễ hay khó”, “Khởi nghề hay khởi nghiệp”, “Tư duy khởi nghiệp”… Từ việc bồi đắp kiến thức, lĩnh hội kinh nghiệm ở những người thành đạt đi trước, cùng với nỗ lực của bản thân, một số sinh viên có sự bứt phá, vượt qua được sân chơi cấp trường, đạt được giải thưởng ở sân chơi khởi nghiệp cấp bộ và từ đó đưa được dự án khởi nghiệp của mình ra thực tế. Điển hình là dự án khởi nghiệp “Sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ cây bơ Việt Nam” do hai sinh viên Trần Thị Hảo và Trương Huỳnh Quảng Khánh (Khoa Đào tạo đặc biệt) thực hiện, đến nay đã tạo được tiếng vang và đang hiện thực hóa trên thực tế. TS. Nguyễn Trung Nhân (Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM) đánh giá, việc hình thành các câu lạc bộ cũng như các quỹ khởi nghiệp sẽ mở thêm cơ hội, không gian cho sinh viên khởi nghiệp. Tại trường, câu lạc bộ khởi nghiệp được thành lập từ năm 2019, đến nay thu hút được nhiều sự quan tâm của sinh viên. Những em đang có nguyện vọng khởi nghiệp có địa chỉ để tìm đến, được dẫn dắt, hỗ trợ, từ đó tìm thấy được những định hướng tốt cho việc thực hiện dự án của mình. Đặc biệt, việc nhà trường ký kết với các ngân hàng thành lập quỹ khởi nghiệp trị giá 10 tỷ đồng cũng hỗ trợ đắc lực hoạt động khởi nghiệp cho sinh viên.

M.Tâm

Bình luận (0)