Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nhiều trường miền núi chật vật vì thiếu giáo viên

Tạp Chí Giáo Dục

Do không đ giáo viên đáp ng nhu cu dy hc theo Chương trình GDPT 2018, nhiu trưng min núi Qung Nam đang phi cht vt b trí các tiết dy đ đm bo chương trình kiến thc cho hc sinh…


Các hc sinh Trưng Ph thông dân tc bán trú Tiu hc Trà Tp trong ngày hi th thao do nhà trưng t chc

Năm học 2022-2023, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập (Nam Trà My, Quảng Nam) thiếu giáo viên mỹ thuật. Để bù lấp khoảng trống này, nhà trường bố trí giáo viên khác tham gia các lớp tập huấn để có kiến thức về tự hướng dẫn thêm cho học sinh. Thầy Lê Huy Phương – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, hiện nhà trường cũng đang trong tình trạng thiếu giáo viên chủ nhiệm. Nhiều giáo viên thay vì dạy đúng số tiết quy định/tuần thì phải tăng thêm từ 7, 8 tiết/tuần. Nhà trường còn trực tiếp hợp đồng giáo viên đã nghỉ hưu tiếp tục đứng lớp để đảm bảo đủ giáo viên đứng lớp giảng dạy cho học sinh. Một khó khăn khác là lực lượng giáo viên thể dục còn khá… mỏng. Toàn trường có 11 điểm trường nhưng chỉ có 2 giáo viên dạy thể dục, trong đó có 1 giáo viên theo diện hợp đồng với mức lương 3,9 triệu/tháng (đã đóng bảo hiểm xã hội). Khoảng cách giữa các điểm trường lẻ là khá xa nên nhà trường bố trí giáo viên dạy văn hóa tại các điểm trường này đảm nhiệm dạy môn thể dục để “gánh” bớt số tiết cho các giáo viên thể dục.

Tình trạng thiếu giáo viên, nhất là giáo viên thể dục còn xảy ra ở một số trường khác. Đơn cử như Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Mai (huyện Nam Trà My). Từ học kỳ II năm học 2022-2023, thầy giáo Châu Văn Sơn phải đảm nhiệm thêm 8 tiết môn thể dục ở khối lớp 7 và 8. Đó cũng là số tiết vượt định mức quy định. Điều đáng chú ý, thầy Sơn hiện đang đảm nhận Tổng phụ trách Đội, là giáo viên dạy môn vật lý ở khối lớp 7 và lớp 9. Do thiếu giáo viên thể dục nên thầy Sơn được phân công kiêm thêm môn học này. Thầy Sơn bảo, đảm nhiệm thêm môn thể dục, thầy phải đầu tư công sức và thời gian để nghiên cứu, lên kế hoạch bài dạy cho phù hợp. Thậm chí, thầy còn phải dành thời gian xem thêm các tiết dạy mẫu qua video, tham khảo thêm kinh nghiệm của các giáo viên chuyên môn thể dục ở trường bạn để có kinh nghiệm và kiến thức dạy học. Ngoài thầy Sơn, Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Mai còn bố trí thêm một giáo viên văn hóa khác đứng lớp dạy môn thể dục.

Thầy Trương Công Một, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Dơn cho biết, nhà trường có 2 giáo viên thể dục, trong đó 1 giáo viên biên chế và 1 giáo viên do trường hợp đồng. Với Chương trình GDPT 2018, mỗi lớp có 2 tiết thể dục/tuần, cộng với số tiết dạy của các khối 4-5 Chương trình GDPT 2006 thì khối lượng tiết dạy vượt xa so với 1 giáo viên đảm nhận. “Nhà trường tổ chức bán trú cho học sinh, ngoài dạy phân môn thể dục còn có các hoạt động thể dục, thể thao khác. Vì vậy, nhà trường hợp đồng thêm 1 giáo viên thể dục để đảm bảo các hoạt động thể chất cho học sinh. Tuy nhiên, giáo viên này còn kiêm nhiệm dạy thêm một số môn học khác như: Tự nhiên – xã hội, đạo đức để giảm bớt số tiết cho giáo viên văn hóa”.

Cũng theo thầy Một, trường có 12 điểm trường, trong khi chỉ có 2 giáo viên thể dục nên chỉ có thể đảm nhận dạy ở điểm trường chính và điểm trường lẻ nóc Ông Hà. Các điểm trường còn lại, giờ thể dục do các giáo viên đứng điểm dạy. Nguyên nhân khoảng cách giữa các điểm quá xa, nếu di chuyển từ điểm này qua điểm khác cũng mất tầm 4, 5 giờ đồng hồ. Vì vậy, việc giáo viên thể dục dạy đủ các điểm lẻ là điều không khả thi. 

Tương tự, tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học – THCS Trà Nam (Nam Trà My) chỉ có 1 giáo viên thể dục biên chế. Trong khi đó, với 1 giáo viên này đảm nhận việc dạy cho cả tiểu học và THCS, mỗi tuần lên đến 27 tiết và giáo án phải soạn từ khối lớp 1 cho đến khối lớp 9 khiến khối lượng công việc trở nên rất “nặng”.

Theo quản lý các trường, một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu giáo viên là do không tuyển được giáo viên. Mặt khác, với các giáo viên hợp đồng do mức lương thấp, điều kiện đi lại ở miền núi lại khó khăn, lương không đảm bảo cuộc sống nên rất khó tuyển dụng. Đơn cử như Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Mai, trước đó, nhà trường có ký hợp đồng với một giáo viên thể dục nhưng do lương thấp, không đủ đảm bảo cuộc sống nên chỉ sau 4 tháng giáo viên này đã xin chấm dứt hợp đồng.

Hàn Giang

Bình luận (0)