Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nhiều trường thiếu an toàn: Nguy hiểm rình rập học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Bãi giữ xe chật hẹp của TTGDTX quận 1Ngày 22-8-2007 Bộ GD-ĐT đã ban hành Quyết định số 4458/QĐ về việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn,thương tích trong trường học. Quy định là vậy,  nhưng thực tế hiện nay tại các trường học ở TP.HCM vẫn còn nhiều nguy cơ gây  thương tích cho hàng ngàn học sinh nếu chúng ta không biết đề phòng và ngăn chặn kịp thời.

“Bà hỏa viếng”… chỉ biết chờ chết

Nằm ở trên đường Nguyễn Thị Minh Khai ngay trung tâm TP xung quanh có nhiều đơn vị, công ty rộng lớn nhưng khuôn viên của TTGDTX quận 1 lại quá nhỏ bé. Cứ sau giờ học nếu khách vào đây liên hệ công tác thì khó kiếm được chỗ để xe vì sân trường đã kín chỗ. Thực ra số lượng xe của học viên cũng không nhiều nhưng do sân trường chật hẹp nên chỉ có hơn ba dãy xe mà chỉ còn lại một lối đi cho cả thầy và trò. Thầy Lâm Kế Chí – Giám đốc TTGDTX quận 1 phản ánh: “Năm nay số lượng học viên lên đến gần 1.400 em nhưng trung tâm chỉ có một cửa ra vào duy nhất cũng không lấy gì làm rộng lắm. Nếu mọi việc bình thường thì không sao nhưng có sự cố gì về tai nạn, cháy nổ thì ban giám đốc chúng tôi rất lo vì phương án thoát hiểm rất khó khăn”. Mặc dù nhà trường vẫn nghiêm túc chấp hành các quy định về phòng chống cháy nổ, trang bị  đủ các phương tiện như bình chữa cháy nhưng vẫn bị đội phòng cháy chữa cháy nhắc nhở về cửa thoát hiểm cho học viên khi có sự cố. Một phương án khả thi mà ban giám đốc ở đây đưa ra là mở thêm một cửa hông không phải để  thầy trò ra vào mà để làm cửa dự phòng thoát hiểm nhưng chưa được  quan là hàng xóm bên cạnh đồng ý.

Do khuôn viên chật hẹp nên Trường THCS Yên Thế, THCS Điện Biên ở quận Bình Thạnh  cũng rất khó khăn về tình huống thoát hiểm của học sinh khi gặp sự cố sập nhà, hỏa hoạn có thể xảy ra. Do chỉ có một con đường “độc đạo” ba bốn mét ngang nên không thể nào đủ sức chứa cả hàng ngàn con người giẫm đạp lên nhau mà bỏ chạy lúc đó hậu quả xảy ra không nhỏ chút nào. Trường TH Cây Bàng, quận 4 nằm lọt thỏm trong khu nhà dân, bình thường tìm lối ra vào vốn đã khó huống chi có sự cố cấp bách. Không ít người dân ở gần trường đã từng nói lỡ có chuyện cháy nhà thì học sinh của trường cũng khó mà tìm đường thoát ra ngoài được. Nhiều năm nay thầy trò vừa dạy vừa học lại vừa phải “sống trong sợ hãi”.

Đây cũng là tình trạng chung của nhiều trường phổ thông có cơ sở vật chất yếu kém trước đây chủ yếu tiếp quản từ một công sở nhỏ, hay nhà của dân mà nhiều năm nay không mở mang sửa chữa được trong lúc học sinh ngày càng đông, lớp học phải tăng thêm buổi, thêm giờ.

Đối với bậc học mầm non nguy cơ về thương tích tai nạn lại càng cao hơn nếu nhà trường thiếu sự quan tâm và ít theo dõi các cháu. Chỗ học hành vui chơi của trẻ trong lớp học chủ yếu là giữa nền nhà nếu ở đó lúc nào cũng ẩm ướt trơn trượt thì dễ gây tai nạn và bệnh tật cho các cháu. Nhà vệ sinh cũng là nơi trẻ hay vào và bị té, nếu cô giáo không để ý thì cũng có thể “quên” cháu ở trong đó và khi phát hiện ra thì đã muộn.

Thường xuyên cảnh giác

Cô Trần Thị Ngọc – Hiệu trưởng Trường MN 13 quận Bình Thạnh phản ánh: “Trường chúng tôi nằm sát cầu Băng Ky là “điểm nóng” bùng phát muỗi nên ngoài việc mắc mùng cho các cháu khi ngủ, nhà trường còn hợp đồng với y tế dự phòng phường, quận hai tháng xịt thuốc một lần để khống chế muỗi”. Theo cô Ngọc, nhà trường còn thường xuyên kiểm tra các đồ chơi vật dụng mà trẻ hay sử dụng để tránh thương tích cho các cháu nhất là các đồ chơi ngoài sân trường như cầu trượt, bập bênh, xích đu… Ngoài việc sửa chữa kịp thời những hư hỏng các dụng cụ, nhà trường cần phải thường xuyên tẩy rửa sát trùng lớp học và cả đồ chơi vật dụng của trẻ. Cũng giống như các trường khác trong quận, Trường MN Sơn Ca 5 có 9 bình chữa cháy theo quy định trang bị cho lớp học, phòng làm việc đặc biệt    nhà bếp, một khu vực có nguy cơ cháy nổ cao. Những trường còn khó khăn thì ngoài trang bị bình hơi còn phải mua thêm bình bột để phòng chống cháy nổ. Việc lắp cửa kính trong ở phòng vệ sinh  để bên ngoài nhìn thấy, trải si-mi-li lên nền nhà… theo quy định chung cũng không khó khăn lắm nên hầu hết các trường đều thực hiện tốt.

Những trường lớp chật hẹp không còn cách nào khác ban giám hiệu phải ngồi tính “nước cờ” nào hay nhất. Thầy Lâm Kế Chí trao đổi: “Do trung tâm có hai phòng hành chính nằm sát đường Nguyễn Thị Minh Khai nên cách còn lại là khi có sự cố thì đành phải “phá” hai cửa này ra. Làm như vậy  thì mới có thêm đường để mọi người thoát ra ngoài được”. Mặc dù được trang bị thang máy nhưng Ban giám hiệu Trường MN Sơn ca 5 và nhiều trường MN khác quy định không cho phép giáo viên sử dụng thang máy mà chỉ dành riêng cho cấp dưỡng, bảo mẫu đưa thức ăn lên các tầng lầu vì sợ các cháu đi theo nghịch phá.

Hiệu trưởng một trường THCS cho biết: “Nếu không đề phòng, các em học sinh THCS cũng có những nguy cơ lớn về thương tích và tai nạn như ném đá vào nhau, leo cây trong trường hoặc dùng vật cứng như cành cây, dao kéo chọc phá nhau”. Thực tế đã có một số học sinh bị hư mắt, rách mặt phải đi bệnh viện vì sự vô ý của bạn bè, thiếu đề phòng cảnh giác của thầy cô.   

Để chỉ đạo tốt các đơn vị thực hiện tốt phong trào  xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích, Phòng GD các quận huyện đã có những quy định về thang điểm của các nội dung an toàn trường học. Bà Trịnh Thị Hoàng – Phó phòng GD quận Bình Thạnh cho biết: “Theo quy định, nếu trường nào đạt 80% số điểm của 48 nội dung là đạt yêu cầu và cấp giấy chứng nhận về an toàn trường học”. Tuy nhiên qua nhiều đợt kiểm tra,  các đơn vị không đạt yêu cầu thường “rơi” vào những lớp tư thục, nhóm trẻ gia đình vì cơ sở vật chất không đảm bảo.

Phan Ngọc Quang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)