Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nhiều trường THPT “vắng” học sinh lớp 10 nhập học

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

T l hc sinh nhp hc sau khi trúng tuyn vào lp 10 các trưng THPT vùng ven TP.HCM thp. Nhiu trưng ch đt 50-60% hc sinh nhp hc. Thc trng này kéo dài nhiu năm nay, đt ra bài toán khó cho các trưng trong vic xây dng kế hoch, mc tiêu, chương trình giáo dc, đc bit là khi trin khai Chương trình giáo dc ph thông 2018.


Theo thng kê, nhiu trưng THPT vùng ven, ngoi thành có t l hc sinh lp 10 nhp hc thp

Thp thm ngóng hc sinh đến nhp hc

Theo thống kê, số học sinh đến làm thủ tục nộp hồ sơ nhập học lớp 10 năm học 2023-2024 tại Trường THPT Phong Phú (huyện Bình Chánh) hiện chỉ đạt trên 50% trong tổng số học sinh trúng tuyển vào trường. Cô Nguyễn Thị Minh Tâm (Hiệu trưởng nhà trường) thông tin, năm nào cũng vậy, số học sinh nhập học vào trường chỉ khoảng 50%, cao lắm mới được 65%. Năm nay, tổng chỉ tiêu lớp 10 của trường là 17 lớp, hiện số học sinh nộp hồ sơ nhập học mới khoảng 10 lớp.

“Đa số học sinh trúng tuyển vào trường là nguyện vọng 3, lên đến 50% trong tổng số học sinh trúng tuyển vào trường, phần nhiều trong số này ở rất xa trường. Cụ thể, năm nay số học sinh ở xa trường lên đến 200 em (ở Q.12, huyện Hóc Môn, Q.Tân Bình, Q.Tân Phú…), do vậy, nhiều em lựa chọn học trường tư thục, giáo dục thường xuyên chứ không nhập học. Dù trường có bố trí xe buýt đưa đón học sinh đi học để thuận tiện cho những em ở xa, thế nhưng các em chỉ học khoảng 1 năm là xin chuyển trường khác, xin chuyển ra ngoài công lập, giáo dục thường xuyên vì… xa xôi quá chịu không nổi, khiến việc dạy và học luôn phập phù, danh sách học sinh biến động liên tục”, cô Nguyễn Thị Minh Tâm cho biết.

Tương tự, trong danh sách 865 học sinh trúng tuyển lớp 10 vào Trường THPT Nguyễn Văn Tăng (TP.Thủ Đức) năm nay có hơn 200 em nhà ở cách trường trên 10km, 15km. Trong đó, nhiều em nhà ở huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi, huyện Bình Chánh, Q.12 cũng đăng ký nguyện vọng vào trường. Cô Nguyễn Hoàng Diễm Ly (Hiệu trưởng nhà trường) thông tin, hiện nay tỷ lệ học sinh lớp 10 nộp hồ sơ nhập học vào trường chỉ đạt trên 60%. Với lý do xa xôi, nhiều phụ huynh khi đến trường làm thủ tục nhập học cho con lại ra về, không nhập học nữa. Nhà trường phải điện thoại cho từng phụ huynh mời gọi, thuyết phục đến trường nhập học, ngày nào cũng thấp thỏm ngóng học sinh đến nhập học.

Thực trạng học sinh trúng tuyển vào lớp 10 nhưng không nhập học với tỷ lệ cao cũng diễn ra nhiều năm nay tại các trường vùng ven, ngoại thành như THPT Nguyễn Văn Linh (Q.8), THPT Đa Phước (huyện Bình Chánh), THPT Năng khiếu Thể dục thể thao huyện Bình Chánh, THPT Long Trường (TP.Thủ Đức)… Hầu hết các trường trên đều có mức điểm tuyển sinh đầu vào thấp, học sinh trúng tuyển vào trường qua nguyện vọng 3 cao.

Trăm b khó cho nhà trưng

Theo cô Nguyễn Hoàng Diễm Ly, thực trạng phụ huynh chỉ quan tâm đăng ký nguyện vọng cho con đậu vào trường THPT công lập mà chưa chú trọng đến khoảng cách từ nhà đến trường đã dẫn đến những bất cập trong công tác tuyển sinh của nhà trường hàng năm. Không tuyển đủ chỉ tiêu là một chuyện, sau một học kỳ hoặc một năm học, nhiều học sinh lại xin chuyển trường vì lý do xa xôi, trường mất thêm 1 lớp nữa…


Thc trng hc sinh lp 10 nhp hc thp dn đến “trăm b khó” cho các trưng

Trên thực tế tuyển không đủ chỉ tiêu, với 40-50% học sinh trúng tuyển nhưng không nhập học, hoặc học xong một học kỳ, một năm học lại ồ ạt xin chuyển trường đã đặt ra nhiều bài toán khó trong xây dựng kế hoạch, mục tiêu, chiến lược giáo dục cho nhiều trường THPT, nhất là khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cô Nguyễn Thị Minh Tâm cho hay, nhà trường chỉ dám chuẩn bị nhân lực cho khoảng 10 lớp chứ không dám xây dựng chiến lược dài hơi. Khó khăn nhất là rất khó định hình số lượng lớp để xếp lớp cho giáo viên. Toàn trường có 45 phòng học nhưng sử dụng hết công suất chỉ là 30 phòng, dôi dư tới 15 phòng.

Theo NGƯT Nguyễn Văn Ngai (nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM), câu chuyện học sinh trúng tuyển lớp 10 nhưng không nhập học ở nhiều trường THPT tại TP.HCM đã xảy ra nhiều năm nay, cho thấy công tác tư vấn của các nhà trường, giáo viên THCS cũng như tư duy, quan niệm của phụ huynh khi đăng ký nguyện vọng thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập chưa thực sự sâu sát. Một bộ phận không nhỏ phụ huynh vẫn còn xem nhẹ nguyện vọng 2, 3; đặc biệt là nguyện vọng 3 khi đăng ký cho có chứ không xác định học.

Trước thực trạng này, NGƯT Nguyễn Văn Ngai đề xuất ngành giáo dục cần phải tính toán đến những ràng buộc với học sinh khi đăng ký nguyện vọng 2, 3, với các yêu cầu “cứng” về khoảng cách địa lý khi các em đặt nguyện vọng này, để đảm bảo không xảy ra chuyện trúng tuyển mà vì xa xôi rồi bỏ không học. Bởi hầu hết các trường vùng ven “vắng bóng” học sinh đều là những em trúng tuyển vào trường qua nguyện vọng 2, 3 chứ ít học sinh trúng tuyển nguyện vọng 1. Về lâu dài, ngành giáo dục cần có những tính toán xa hơn về các giải pháp để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh. Ở các trường xa, vùng ven nên được đầu tư xây dựng thêm khu nội trú cho học sinh ở xa để thuận lợi cho các em học tập. “Sở GD-ĐT TP.HCM cần có thống kê về thực trạng học sinh trúng tuyển lớp 10 nhưng không nhập học ở các trường THPT vùng ven. Từ đó, nếu số lượng học sinh không nhập học lớn, sở nên tính đến giải pháp tuyển bổ sung vào những trường này với những học sinh đã rớt cả 3 nguyện vọng, để em nào có nguyện vọng học tập vào trường sẽ đăng ký. Điều này giúp tăng cơ hội học tập ở trường công lập cho một bộ phận học sinh, nhất là những học sinh khó khăn, lại đỡ lãng phí cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên ở các trường, nhất là trong bối cảnh áp lực trường lớp như hiện nay…”, NGƯT Nguyễn Văn Ngai đề xuất.

Bài, nh: Thành Nam

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)