Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Nhìn chỉ tiêu trước khi đăng ký nguyện vọng

Tạp Chí Giáo Dục

Vi vic đưc thay đi nguyn vng sau khi biết đim thi tt nghip THPT, nhiu chuyên gia nhn mnh, các thí sinh phi tht s cân nhc khi đăng ký nguyn vng.


ThS. Phm Doãn Nguyên tư vn cho hc sinh Trưng THPT Phú Nhun

Cân nhc ch tiêu tuyn sinh tng phương thc

TS. Phạm Tấn Hạ (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM) đánh giá, đề thi tốt nghiệp THPT năm trước không phải quá dễ, vì thực tế theo thống kê của Bộ GD-ĐT chỉ có khoảng 20% thí sinh đạt từ 27 điểm trở lên. Trường hợp một số thí sinh trong mùa tuyển sinh năm trước đạt 30 điểm vẫn trượt đại học không phản ánh rằng đề thi dễ mà phản ánh việc phân bổ chỉ tiêu của một số trường đại học ở phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT không phù hợp. “Khi sử dụng các phương thức xét tuyển, nhất là phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh phải cân nhắc nhiều yếu tố. Không chỉ kết quả điểm thi mà còn cân nhắc về chỉ tiêu của từng phương thức khi sử dụng để lựa chọn các nguyện vọng ưu tiên cho phù hợp. Điều này càng phải được tính toán cẩn trọng hơn khi năm nay thí sinh được đăng ký nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT”, TS. Phạm Tấn Hạ chia sẻ.

Cũng theo TS. Phạm Tấn Hạ, để hạn chế tình trạng thí sinh ảo, 30 điểm vẫn không trúng tuyển thì từ phía các trường đại học cần phải tính toán phân bổ chỉ tiêu của từng phương thức một cách hợp lý. Không nên đột ngột giảm sâu chỉ tiêu ở một phương thức nào đó, đồng thời cũng không nên bỏ đi một phương thức nào đó nếu không có lộ trình sẽ gây khó cho thí sinh, khiến thí sinh hoang mang… Đối với việc lựa chọn phương thức tuyển sinh, TS. Phạm Tấn Hạ nhận định, việc một trường đại học mở ra nhiều phương thức tuyển sinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh chọn được các ngành nghề mình yêu thích phù hợp với năng lực bản thân. Tuy vậy, điều này cũng có thể khiến thí sinh bị ngộp, rối khi phải chạy theo quá nhiều phương thức cùng lúc.

ThS. Phạm Thị Xuân Hiền (Phó Trưởng phòng Marketing và Tuyển sinh Trường ĐH Việt Đức) cho hay, điểm mới của mùa tuyển sinh năm nay là thí sinh được đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học bằng phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT sau khi có kết quả thi tốt nghiệp. Điểm mới này phần nào sẽ thuận lợi hơn cho thí sinh khi có thêm nhiều thời gian để xem xét, tìm hiểu, lựa chọn các ngành học, trường học. Qua kết quả điểm thi, thí sinh cũng có thể đánh giá được năng lực của mình ở đâu để chọn lựa được phân khúc trường phù hợp, tận dụng các phương thức tuyển sinh khác một cách hiệu quả.

Dù vậy, chắc chắn việc biết điểm rồi mới đăng ký nguyện vọng có thể dẫn đến trường hợp sẽ có trường có nhiều thí sinh đăng ký và trường ít thí sinh đăng ký, khi thí sinh nhìn vào phân khúc điểm chuẩn của các trường và so với điểm thi của mình. “Điểm chuẩn của mỗi ngành, mỗi trường có thể dao động theo từng năm, tùy thuộc vào điểm thi của thí sinh, số lượng thí sinh đăng ký và chỉ tiêu của ngành. Do đó, khi đăng ký nguyện vọng, thí sinh phải xem mức điểm chuẩn của trường trong khoảng 3 năm liên tục. Đặc biệt là chỉ tiêu của trường ở ngành đó có biến động gì không”, ThS. Phạm Thị Xuân Hiền phân tích.

Cn có chiến lưc hp lý

ThS. Phạm Doãn Nguyên (Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM) cho hay, thay đổi lớn nhất trong mùa tuyển sinh năm nay là thí sinh đăng ký nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT. Điều này có thể dẫn đến tâm lý chờ đợi điểm thi rồi mới đăng ký nguyện vọng của thí sinh. Tiếp theo, dẫn đến việc thí sinh có thể chần chừ đăng ký nhập học khi trúng tuyển bằng các phương thức khác, qua đó có thể vuột mất cơ hội. “Các trường đại học hiện nay sử dụng rất nhiều phương thức xét tuyển. Các phương thức đều có giá trị như nhau. Mỗi phương thức có một mốc thời gian đăng ký xét tuyển và nộp hồ sơ trúng tuyển khác nhau. Việc sử dụng phương thức xét tuyển bằng học bạ thí sinh nên đăng ký sớm, khi trúng tuyển cũng cân nhắc nộp hồ sơ”, ThS. Phạm Doãn Nguyên nhắn nhủ.


ThS. Phm Th Xuân Hin thông tin đến hc sinh các ngành đang “khát” nhân lc hin nay

Tương tự, ThS. Phạm Thị Xuân Hiền cũng đưa ra lời khuyên: Năm nay thí sinh cần có chiến lược khi đăng ký nguyện vọng bằng phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT. Ngay từ bây giờ các em nên chọn các trường theo năng lực của mình. Sau khi có điểm thi thì lập bảng so sánh để chọn đúng nguyện vọng. Đừng đợi đến khi biết điểm thi mới đăng ký. Riêng việc đăng ký nguyện vọng trực tuyến, từ thực tế triển khai nộp hồ sơ trực tuyến của trường trong những mùa tuyển sinh trước, ThS. Phạm Thị Xuân Hiền cho biết một bộ phận thí sinh gặp khó khi thực hiện phương thức này, đặc biệt nếu thí sinh không cập nhật được thông tin kịp thời, có thể bỏ lỡ thông tin gửi qua email cá nhân về điều chỉnh, bổ sung hồ sơ, thời gian, các mốc thời gian…

Có xu hưng đ xô vào các ngành “hot”

ThS. Phạm Thị Xuân Hiền cảnh báo, hiện thí sinh đang có xu hướng đổ xô vào các ngành “hot”. Cụ thể, chuyên gia này cho hay, khi tham gia tư vấn tại các trường THPT, có 50-70% học sinh quan tâm các ngành như quản trị kinh doanh, CNTT, khoa học máy tính…, tùy theo đối tượng học sinh từng trường. Theo thống kê hàng năm của Bộ GD-ĐT, các ngành này luôn có số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng áp đảo so với các ngành khác. Ngược lại, nhiều ngành lại rất khó tuyển sinh, thậm chí số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng còn ít hơn cả chỉ tiêu của trường đặt ra. “Ngành xây dựng của Trường ĐH Việt Đức hầu như năm nào cũng tuyển không đủ thí sinh dù chỉ tiêu của trường đưa ra rất ít. Đây là ngành sinh viên sẽ học hoàn toàn bằng tiếng Anh, tuyển sinh theo đặt hàng của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đức, nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, có thể làm việc trong môi trường quốc tế, đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp. Nhu cầu nhân lực với ngành này rất khan hiếm, nhà tuyển dụng cần kỹ sư có khả năng ngôn ngữ tốt nhưng hiện nay đang thiếu hụt”, ThS. Phạm Thị Xuân Hiền nêu ví dụ.

Lời khuyên của chuyên gia này là thí sinh không nên chạy theo sự lựa chọn mang xu thế ngành “hot”, trường “hot”. Và cũng không nên lệ thuộc quá nhiều vào các thông tin như ngành nào “hot” nhất năm 2022, ngành nào có cơ hội việc làm cao nhất, ngành nào kiếm được nhiều tiền nhất…, vì đây là những thông tin rất thiếu kiểm chứng. Việc lựa chọn ngành học phải dựa vào năng lực bản thân, mục tiêu nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)