Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nhìn lại Chương trình GDPT 2018 tại TP.HCM: Để giáo viên tự tin với môn tích hợp

Tạp Chí Giáo Dục

Năm hc 2024-2025 đưc ngành giáo dc đánh giá là năm hc bn l do đây là năm đu tiên Chương trình GDPT 2018 đưc trin khai c 12 khi lp t tiu hc đến THPT. Kết li 1 vòng trin khai Chương trình GDPT 2018, ti TP.HCM có th thy ngành giáo dc đã có nhiu khi sc vi nhng thay đi rõ rt v phương thc dy hc, kim tra đánh giá theo mc tiêu chuyn t đánh giá đơn thun v kiến thc sang đánh giá tiếp cn năng lc hc sinh. Bưc qua nhng rào cn ban đu, đến nay s mnh dn đi mi v tư duy đã giúp thy cô t tin hơn khi đng lp, vi nhng tiết hc đi mi c v không gian và phương thc tiếp cn.

Tiết học khoa học tự nhiên được thầy Phạm Nguyễn Công Danh “làm mới” qua ứng dụng LMS

Làm ch môn hc khi ng dng LMS

Tiết khoa học tự nhiên lớp 9/8, Trường THCS Nguyễn Văn Bé (quận Bình Thạnh) với bài học thấu kính hội tụ được thầy Phạm Nguyễn Công Danh giảng dạy trên nền tảng LMS. Không gian lớp học diễn ra ở… sân trường, thay vì trong lớp học truyền thống. Để triển khai bài học, giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và áp dụng mô hình lớp học đảo ngược.

“Trước khi tiết học diễn ra, các em đã được giáo viên giao nhiệm vụ tìm hiểu bài ở nhà ngay trên hệ thống học tập LMS. Việc chuẩn bị và tìm hiểu bài trước bằng các hình ảnh trực quan, sinh động thông qua các video, tài liệu hỗ trợ, thảo luận trực tuyến… giúp học sinh phần nào nắm được kiến thức, khi lên lớp học các em tham gia vào các hoạt động học tập tích cực, hiểu sâu và mở rộng thêm kiến thức” – thầy Danh cho hay.

Không chỉ tham gia vào việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, LMS còn được giáo viên triển khai ngay trong tiết học. Từ những yêu cầu của giáo viên, học sinh các nhóm sử dụng điện thoại cá nhân hoặc laptop, cùng tương tác làm việc nhóm, thảo luận tình huống, tranh luận, thực hành kỹ năng, thuyết trình ngay trên nền tảng LMS.

“Toàn bộ hoạt động trong lớp học được ghi lại và lưu trên LMS, học sinh có thể tự học, xem lại bài và cả phụ huynh cũng có thể biết được rằng tiết học của con ở trên lớp như thế nào…” – thầy Danh nói thêm.

Ứng dụng LMS, CNTT trong dạy học là một hoạt động thường niên với thầy Phạm Nguyễn Công Danh trong vài năm nay, đã tác động rõ rệt, mạnh mẽ đến quá trình đổi mới môn học của thầy. “Gốc” là giáo viên sinh học song hiện nay với sự hỗ trợ của CNTT, mỗi tiết khoa học tự nhiên được thầy Danh làm mới bằng những thí nghiệm trực quan, sinh động. Học sinh không còn thụ động phụ thuộc vào bài giảng của thầy cô như trước đây, từ LMS giúp quá trình học tập có sự tiếp diễn, kết nối từ trước, trong và sau tiết học, học sinh chủ động tìm hiểu bài học. Học sinh và cả cha mẹ học sinh đều có tài khoản LMS để tham gia vào quá trình kiểm tra và đánh giá việc học của con mình, việc giáo dục có sự tham gia chặt chẽ từ gia đình, nhà trường, giám sát việc các em sử dụng thiết bị công nghệ trong học tập.

Đi mi sinh hot chuyên môn

3 năm nay, các buổi sinh hoạt chuyên môn môn khoa học tự nhiên bậc THCS của quận Gò Vấp đều được lồng ghép các tiết thao giảng chuyên đề, xây dựng những phương pháp dạy học tích cực. Thông qua đó, giáo viên khoa học tự nhiên ở các trường THCS trên địa bàn quận được học tập, trao đổi kinh nghiệm và tháo gỡ những khó khăn trong giảng dạy môn khoa học tự nhiên, từng bước tự tin khi đứng lớp…

Nhìn lại quá trình triển khai giảng dạy môn khoa học tự nhiên tại đơn vị sau 3 năm học, thầy Lê Tấn Phát – Phó Hiệu trưởng Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ (quận Gò Vấp) thẳng thắn, bước đầu nhà trường gặp một số khó khăn như giáo viên còn chưa “quen tay” do ngay từ năm học đầu tiên, nhà trường đã thực hiện phân công một giáo viên phụ trách giảng dạy xuyên suốt môn học.

Để gỡ khó cho đội ngũ, bên cạnh việc hỗ trợ chuyên môn từ Phòng GD-ĐT, nhà trường đã chủ động, linh hoạt sắp xếp nội dung chương trình. Cạnh đó, tổ nhóm chuyên môn tăng cường sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; Ban Giám hiệu khi phân công chuyên môn đầu năm cũng có sự tính toán hợp lý. Phân công đồng đều những giáo viên có “gốc” từ môn học thế mạnh trước đây, rải đều ở mỗi khối lớp, để khi sinh hoạt chuyên môn giáo viên có sự hỗ trợ lẫn nhau…

“Năm học 2024-2025, ở cả 4 khối lớp, nhà trường tiếp tục thực hiện phân công 1 giáo viên đảm nhiệm giảng dạy môn học khoa học tự nhiên. Tổng số 12 giáo viên khoa học tự nhiên của trường hiện đều đã có chứng chỉ bồi dưỡng môn học. Việc sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học trong năm học mới sẽ tiếp tục được nhà trường đẩy mạnh, hỗ trợ kịp thời khó khăn của thầy cô” – thầy Lê Tấn Phát thông tin.

Tại quận Tân Bình, từ năm học 2021-2022, việc giảng dạy môn khoa học tự nhiên bậc THCS đã được thực hiện theo hình thức một giáo viên đảm nhiệm môn học. Ông Nguyễn Đức Anh Khoa – Phó Trưởng phòng GD-ĐT quận Tân Bình đánh giá, giáo viên của quận hiện đã “vững tay” trong môn học.

Sở dĩ có thể “vững tay” như vậy, theo ông Khoa, công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên được quận thực hiện xuyên suốt 3 năm. Ngoài bồi dưỡng chuyên môn theo các khóa học của Trường ĐH Sài Gòn hàng năm thì công tác tập huấn trong hè đều được quận triển khai với môn khoa học tự nhiên để giáo viên chia sẻ kinh nghiệm. Việc tập huấn xây dựng kế hoạch bài dạy môn học ở từng khối lớp cũng được quận thực hiện trong hè, sau đó chia sẻ để giáo viên dùng chung. Đặc biệt, ở mỗi trường THCS, tổ bộ môn khoa học tự nhiên mỗi khối đều có đủ giáo viên gốc ở các môn vật lý, hóa học, sinh học, nên giáo viên dễ dàng chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau.

Đ Yến Hoa

Bình luận (0)