Móng tay có những vết rạn nứt: là hiện tượng tương đối phổ biến nhưng chớ nên xem thường.
Móng được cấu tạo bởi nhiều lớp keratin cứng như sừng và mọc từ lớp biểu bì của các ngón tay và chân, gồm 3 phần: chân móng, thân móng và đầu móng. Quan sát đặc điểm móng tay có thể phát hiện được các vấn đề sức khoẻ.
Móng tay có những vết rạn nứt: là hiện tượng tương đối phổ biến nhưng chớ nên xem thường. Vì có khả năng đó là dấu hiệu của sự suy giảm chức năng tuyến giáp hoặc tình trạng thiếu máu. Rạn nứt móng còn là dấu hiệu dự báo giai đoạn mãn kinh. Sự xáo trộn nội tiết kết hợp hiện tượng mất nước ở móng dẫn tới tình trạng rạn nứt trên.
Móng tay có những vết rạn nứt: là hiện tượng tương đối phổ biến nhưng chớ nên xem thường.
|
Móng tay xuất hiện các nốt trắng: Ít liên quan đến sự thiếu hụt canxi như thường lầm tưởng, mà là do những bọt hơi được hình thành sau những chấn thương tại móng và thường gặp nhất là các vi chấn thương gây ra do việc sửa móng quá nhiều.
Móng tay có màu vàng: Gặp trong bệnh tiểu đường. Đường máu tăng là điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển dẫn tới thay đổi màu sắc của móng. Ở trẻ nhỏ sắc vàng xuất hiện trên móng có nguyên ủy từ sự dư thừa vitamin A trong cơ thể.
Xuất hiện đơn độc trên một trong các móng tay một vệt màu đen: Nhất thiết phải được thăm khám. Nếu may mắn chỉ là một ổ tụ máu sau một chấn thương thì sẽ biến mất sau vài ngày. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một u hắc tố, tuy ít gặp nhưng cần cảnh giác do là bệnh ác tính.
Móng tay trở nên mềm yếu: Không có độ cứng như trước đó là do cơ thể thiếu chất lưu huỳnh. Chính nhờ có chất lưu huỳnh nên móng mới có độ cứng như sừng.
Móng dày: Móng phát triển dày quá mức bắt nguồn từ sự mất cân bằng nội tiết hoặc do nhiễm trùng gây viêm mủ trong kẽ móng.
Các lớp móng nông, sâu bị bong tách rời nhau: Do cơ thể thiếu các vi chất có tác dụng trong sự cấu tạo và bảo vệ lớp móng.
Theo BS Quang Lê
Bee.net.vn
Bình luận (0)