Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Nhìn “ông đồ” của Vũ Đình Liên từ “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

Tạp Chí Giáo Dục

Mc dù sáng tác không nhiu nhưng cũng ch cn tng y nhng gì còn li cũng đ vinh danh Vũ Đình Liên trong làng thơ Vit Nam hin đi. Mt hn thơ đưc to dng bng nhng tâm tình hoài c đm sâu và tm lòng nhân hu thun khiết. Hai mch ngun này đã gp nhau đ Vũ Đình Liên có mt “Ông đ” và cũng đ cho nn thi ca Vit Nam có mt tuyt tác mà nhng ai đã mt ln đc không khi phi xuyến xao…

Thi hoàng kim hay s bt du ca mt bi kch?

Nằm trong mạch chủ đề “Một thời vang bóng”, “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là những trang văn đẹp về chân dung người nghệ sĩ thư pháp hội tụ tài hoa, khí phách và thiên lương trong sáng vô ngần. Hai tác phẩm cùng viết về thú chơi thư pháp xưa, nhưng nếu Huấn Cao là biểu tượng cho vẻ đẹp toàn mỹ của người nghệ sĩ của “Một thời vang bóng” trong quá khứ thì ông đồ lại là một chứng nhân của thời đại Hán học đang suy tàn. Khổ thơ đầu bài thơ “Ông đồ” được tạo dựng bằng lối tự sự. “Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già/ Bày mực tàu giấy đỏ/ Bên phố đông người qua”. Mới đọc qua tưởng chừng như giản dị bình thường nhưng kỳ thực ẩn tàng sau những câu thơ ấy là nỗi niềm xót xa của thi nhân trước sự biến dịch của thời gian trong thế đối lập với kiếp người: “Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già”. Thời gian của đất trời tuần hoàn vô thủy vô chung nên thiên nhiên vì thế mà có dịp tái sinh: Xuân đi hoa tàn, xuân đến hoa lại nở. Nhưng thời gian của con người là hữu hạn nên mỗi mùa xuân đến thì lại càng tô đậm thêm, khẳng định thêm sự già nua của ông đồ. Tại đây đã xuất hiện sự đối nghịch âm thầm giữa nét trẻ trung tươi mới của mùa xuân và cái già nua tàn tạ của ông đồ trong một kiếp nhân sinh một đi không trở lại. Mặc dầu tuổi đời chồng chất cùng năm tháng, nhưng mỗi độ “đào nở” ông lại mang bút mực, giấy đỏ ra lề đường để được thuê viết chữ: Bày mực tàu giấy đỏ/ Bên phố đông người qua. Mực tàu và giấy vốn là hai trong “văn phòng tứ bảo”, nó được dùng để viết nên những con chữ “Thánh hiền” (chữ Nho), những con chữ nói lên được “sự tung hoành của cả một đời con người” (Chữ người tử tù). Ngày xưa Huấn Cao đã khen: “Thoi mực kiếm được ở đâu tốt và thơm lắm. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?”. Mùi thơm của mực hay chính mùi thơm của tấm lòng kẻ liên tài được Huấn Cao cảm nhận được? Vậy mà bây giờ cùng với những tờ giấy đỏ chúng được bày bên những con phố đông người qua lại, thật xót xa biết bao nhiêu! Từ vị trí trung tâm nơi “cửa Khổng sân Trình” giờ vị trí của ông là bên hè phố. Đây chẳng phải là bi kịch ngồi nhầm chổ của ông đồ đó sao? Ngày xưa để xin chữ, gần đến Tết người ta sắm sanh bút mực sang nhà những thầy đồ đức cao vọng trọng, văn hay chữ tốt để xin chữ về treo trong nhà cầu may mắn. Như vậy, những liễn đối ở đây ngoài chức năng trang trí, thưởng ngoạn nó còn được xem như là biểu tượng của sự nâng đỡ về tinh thần. Hơn thế nữa, chữ thánh hiền, đặc biệt là chữ đẹp, chữ của nghệ thuật thư pháp là một vật báu để người thưởng lãm nhìn vào ấy răn sửa mình. Bây giờ chữ đã trở thành một thứ hàng hóa để mua bán. Người viết chữ đẹp được nhìn như một anh thợ, một người viết chữ thuê không hơn không kém: “Bao nhiêu người thuê viết”. Còn đâu cái khí khái của người cho chữ năm xưa: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc mà ép mình viết câu đối bao giờ” (Chữ người tử tù). Huấn Cao chỉ cho chữ chỗ tri âm tri kỷ nên ông chỉ để lại cho đời ba bộ tứ bình và một bức trung đường. Nhưng nay ông đồ phải liền tay viết lách, bởi càng viết nhiều thì càng được nhiều tiền! Một sự chuyển dịch lớn về quan niệm, một sự “giải thiêng” thật xót xa. Trong “Chữ người tử tù”, Huấn Cao là một tử tù nghệ sĩ đã trở thành một người sáng tạo cái đẹp và cái thiện: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chỗ ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn rõ ràng như thế… Ta bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về quê mà ở đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Từ vị thế của một người ban phát những giá trị tinh thần, ông đồ đã bị lôi tuột xuống hàng những người buôn bán. Chữ đã trở thành một thứ hàng hóa để được mọi người bình phẩm “tấm tắc ngợi khen tài”. Nếu nhìn thật kín kẽ giữa mối quan hệ người sáng tạo cái đẹp và người tri âm tri kỷ biết thưởng thức cái đẹp thì đằng sao một chút ánh sáng le lói của ngày tàn: “Bao nhiêu người thuê viết/ Tấm tắc ngợi khen tài” là cả một sự thất vọng đến não nề. Bởi lẽ họ đến thuê viết, mua chữ không phải để treo như một vật báu ở trong nhà, để những khi nhìn vào những con chữ nghệ thuật ấy họ sẽ tự răn mình mà lúc này việc mua câu đối Tết đã trở thành một “thủ tục” cần phải có khi năm hết Tết đến: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/ Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh”. Cái khen của họ trong câu thơ là cái khen đãi bôi của sự hời hợt: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay” chứ hoàn toàn không xuất phát từ tâm thế của một người thưởng thức nghệ thuật đích thực như viên quản ngục đối với chữ của Huấn Cao: “Biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền, từ những ngày nào, cái sở nguyện của viên quản ngục này coi là có một ngày kia được treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết, chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm. Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỷ, ông ít chịu cho chữ. Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời”. Từ chuyện xin chữ đến chuyện bán chữ, chúng ta nhận thấy một sự dịch chuyển lớn về quan niệm, một hệ quả tất yếu từ sự dịch chuyển hệ ý thức trong xã hội…

Khc khoi suy tư trưc mai mt ca nét văn hóa

Giá như mọi việc dừng lại ở đây để dù là đãi bôi, dù là phải bán chữ nhưng ông đồ vẫn có niềm an ủi riêng. Thế nhưng, cùng với sự biến dịch của thời đại, những giá trị tinh thần của cha ông đã dần mai một trong buổi: “Tây Tàu nhố nhăng” để rồi tình cảnh của cụ đồ viết chữ bên hè phố càng thảm thương hơn: “Nhưng mỗi năm mỗi vắng/ Người thuê viết nay đâu?/ Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu…”. Câu thơ: “Nhưng mỗi năm mỗi vắng”, với từ “mỗi” được lặp đi lặp lại như một điệp khúc não nề của thời tàn. Câu hỏi tu từ: “Người thuê viết nay đâu?” vang lên như một tiếng kêu tuyệt vọng của nền Hán học đã đến con đường tuyệt lộ. Người thuê viết năm xưa, năm nay vẫn tất tả trên đường phố lúc xuân về. Người cũ nhưng lòng đã đổi khác. Để rồi giấy đỏ cũng lợt lạt phôi phai, mực tàu cũng sầu tủi trong nghiên lạnh. “Ông đồ vẫn ngồi đấy/ Qua đường không ai hay/ Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài trời mưa bụi bay”. “Ông đồ vẫn ngồi đấy”, nhân chứng của một thời hoàng kim Nho học vẫn ngồi đấy để cố níu kéo nhưng lòng người đã đổi thay để rồi những sảy bước tất tả “qua đường” của người đời đã bỏ quên một ông đồ vẫn kiên nhẫn ngồi bên lề đường bên nhành đào thắm sắc. “Pho tượng” ông đồ trầm tư trong phông nền thiên nhiên càng đậm tô thêm cho sự tàn tạ: “Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài trời mưa bụi bay”. Đọc “Chữ người tử tù”, ta từng sảng khoái biết bao trước hình ảnh: “Một tên tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Tên tù viết xong một chữ, tên quản ngục lại khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phíên lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực”. Thiết tưởng mặc dầu phải ra pháp trường sáng hôm sau nhưng trong đêm trước người tử tù “cổ đeo gông chân vướng xiềng” dậm tô từng nét chữ trên vuông lụa trắng đã hạnh phúc biết bao bởi đã trao được cho người biệt nhỡn liên tài “dòng chữ cuối cùng” của cuộc đời ngang dọc. Nhưng ông đồ trong bài thơ đã mãi ra đi trong xót xa và tiếc nuối: “Năm nay đào lại nở/ Không thấy ông đồ xưa/ Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bay giờ?”. Thời gian tuần hoàn xuân đi – xuân đến. Nhưng xuân nay đã khác xuân xưa bởi: “Không thấy ông đồ xưa”. Hai câu thơ cuối hô ứng với câu thơ đầu để hoàn thành một chân lý bất biến: Thời gian của đất trời là hằng thường nhưng thời đại và cuộc đời con người lại hết sức vô thường. Chữ “không” vang lên như một phủ định nghiệt ngã: “Không thấy ông đồ xưa”. Ông đồ mất đi cùng với sự biến mất một nét văn hóa, một giá trị tinh thần của người Việt. “Những người muôn năm cũ” ở đây là những ai? Phải chăng là những người sáng tạo cái đẹp và thưởng thức cái đẹp đích thực của nghệ thuật thư pháp, những người như Huấn Cao, quản ngục, thầy thơ lại hay chỉ đơn giản là những con người của bao thế hệ đã lưu giữ được nét văn hóa không thể thiếu của ngày xuân xưa: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/ Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”. Câu hỏi cuối cùng: “Hồn ở đâu bây giờ?” là một câu hỏi của thời hiện đại chẳng phải chỉ thời Vũ Đình Liên, mà đó còn là câu hỏi của ngày hôm nay. Đó chính là cái khắc khoải của những con người nặng lòng với văn hóa Việt. “Hồn” ở đây là hồn cốt của văn hóa. Chữ “hồn” là tinh anh, hồn không bao giờ mất cũng như văn hóa dân tộc có lúc thăng lúc trầm nhưng mãi tồn tại, bất biến, vĩnh hằng…

Đọc lại “Chữ người tử tù” phải chăng chúng ta cũng bắt gặp niềm băn khoăn, trăn trở về những giá trị một thời vang bóng của dân tộc sẽ phô pha trong xã hội Âu hóa thời bấy giờ vẫn miên man chảy trong từng con chữ của người nghệ sĩ tài hoa uyên bác Nguyễn Tuân. Một sự đồng điệu của hai tâm hồn luôn nặng lòng với văn hóa dân tộc.

Trm Thanh Tun

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)