Ngày nay chúng ta nhìn quá nhiều vào màn hình, điều này sẽ ảnh hưởng gì đối với cơ thể và bộ não của bạn?
Đã vào khoảng 11 giờ đêm nhưng bạn vẫn xem điện thoại. Ngày mai, bạn sẽ thức dậy và đi làm và làm việc trên màn hình máy tính khoảng 8 giờ nữa. Sau đó về nhà lại xem một bộ phim trên TV. Một người Mỹ trưởng thành dành khoảng hơn 7 giờ mỗi ngày để nhìn vào màn hình kỹ thuật số. Cơ thể con người chưa tiến hoá để nhìn vào màn hình cả ngày. Đôi mắt chúng ta đang phải gánh chịu hậu quả. Ước tính có khoảng 58% những người làm việc trên máy tính gặp phải tình trạng được gọi là Hội chứng thị giác máy tính.
58% những người làm việc trên máy tính đều mắc hội chứng thị giác máy tính.
Đó là một loạt các triệu chứng bao gồm:
– Mỏi mắt
– Mờ mắt
– Đau đầu
– Đau cổ và lưng
Và về lâu dài, lượng thời gian sử dụng màn hình này có thể làm hỏng thị lực của chúng ta vĩnh viễn. Kể từ năm 1971, các trường hợp cận thị ở Mỹ đã tăng gần gấp đôi, mà một số nhà khoa học có liên quan một phần đến việc tăng thời gian sử dụng màn hình. Và ở Châu Á ngày nay, gần 90% thanh thiếu niên và người lớn bị cận thị.
Độ sáng không phải lý do duy nhất ảnh hưởng, màu sắc cũng là một vấn đề. Màn hình có sự hiển thị của màu đỏ, xanh lục và xanh lam. Thông thường, khi mặt trời lặn, chúng ta sản sinh ra hormone melatonin. Hormone này điều chỉnh nhịp sinh học của chúng ta, giúp chúng ta cảm thấy mệt mỏi và chìm vào giấc ngủ. Nhưng nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ánh sáng xanh từ màn hình có thể làm gián đoạn quá trình này.
Ví dụ, trong một nghiên cứu nhỏ, những người tham gia dành 4 giờ để đọc sách điện tử trước khi đi ngủ trong 5 đêm tạo ra melatonin ít hơn 55% so với những người tham gia đọc sách in.
Hơn nữa, những người đọc sách điện tử đã báo cáo rằng họ:
– Tỉnh táo hơn trước khi đi ngủ
– Mất nhiều thời gian hơn để đi vào giấc ngủ
– Mệt mỏi hơn vào sáng hôm sau
Nhìn màn hình thường xuyên khiến vỏ não của chúng ta sẽ mỏng hơn khi chúng ta trưởng thành.
Nghiêm trọng hơn, một nghiên cứu đang được Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) hỗ trợ đã phát hiện ra rằng một số thanh thiếu niên xem màn hình hơn 7 giờ mỗi ngày có sự khác biệt trong một phần não của họ được gọi là vỏ não. Đó là vùng chịu trách nhiệm xử lý thông tin từ năm giác quan của chúng ta.
Thông thường, vỏ não của chúng ta sẽ mỏng hơn khi chúng ta trưởng thành. Nhưng những đứa trẻ này có vỏ mỏng sớm hơn những đứa trẻ khác dành ít thời gian xem màn hình hơn. Các nhà khoa học không chắc chắn điều này có thể có ý nghĩa gì đối với cách những đứa trẻ trong việc học và cư xử sau này. Nhưng dữ liệu tương tự cũng cho thấy những đứa trẻ dành hơn 2 giờ mỗi ngày xem màn hình đạt điểm thấp hơn trong các bài kiểm tra kỹ năng tư duy và ngôn ngữ.
Dữ liệu NIH không thể xác nhận việc nhìn vào màn hình nhiều hơn có gây ra những hiệu ứng này hay không. Nhưng họ sẽ tiếp tục theo dõi và nghiên cứu những đứa trẻ này trong thập kỷ tới. Màn hình đã thay đổi cách chúng ta giao tiếp nhưng chỉ có thời gian mới cho biết loài người đang có những thay đổi gì.
NT (theo khoahoc.tv)
Bình luận (0)