Hồi nhỏ, tôi sống gần khu tập thể của người Nga ở Vũng Tàu. Người Việt mình, kể cả bọn con nít mới nứt mắt ra như chúng tôi, mỗi khi nói về họ cũng đã biết là phải đệm theo biệt danh Nga “ngố”…
Người Việt thông minh
Đó là câu nói vui, câu cửa miệng của một số người Việt. Thực tình người Nga không phải ngố như thường nói. Nga là một cường quốc cả về kinh tế lẫn quân sự. Dân tộc Nga lại sản sinh ra nhiều nhân tài xuất chúng đủ mọi lĩnh vực từ khoa học, văn học, chính trị… khiến cả thế giới ngưỡng mộ.
Đến bao giờ một HLV Việt Nam sẽ cầm quân thi đấu tại World Cup? |
Tôi nghĩ người ta gọi Nga “ngố” có lẽ chỉ là một sự tương phản ở chừng mực nào đó về tính cách so với người Việt. Và thực tình Nga “ngố” là một biệt danh mà người Việt đặt cho có phần dễ thương, gần gũi chứ chẳng phải mỉa mai, chế giễu gì người Nga.
Người Nga không ngố nhưng chắc chắn là họ không giỏi luồn lách và không có nhiều trò láu cá như người Việt mình. Đôi khi người Nga, hay một dân tộc nào khác vốn được gọi là thông minh cứ đi thẳng tưng trên đường đời, trong khi người Việt lại hay tìm “đường tắt”.
Về chuyện lém lỉnh của các dân tộc. Người ta bảo người Do Thái là số một thế giới. Thế nhưng, trong một câu chuyện trên chuyến tàu đi nghỉ hè từ Moscow đến Sochi ở bờ biển Đen. Ba sinh viên Việt Nam đã chứng minh rằng 1 người Việt Nam láu cá gấp ba lần người Do Thái. Các sinh viên Việt Nam chỉ mua 1 vé tàu, trong khi ba sinh viên Do Thái thì mua đủ 3 vé. Đến lúc kiểm soát vé đến toa thì cả ba sinh viên Việt Nam chui vào nhà vệ sinh, khi người soát vé gõ cửa thì chìa tấm vé ra. Các sinh viên Do Thái nắm được mánh lới hẹn ngày về tỉ thí. Họ cũng mua đúng 1 vé, và đến khi người soát vé tới gần thì tất cả đều vào nhà vệ sinh, đến lúc ấy ba sinh viên Việt Nam thậm chí không mua tấm vé nào, thản nhiên gõ cửa, tưởng là người soát vé, nên 1 cánh tay Do Thái chìa vé ra. Một trong 3 sinh viên Việt Nam cầm lấy và đi sang toa khác…
Chỉ là một câu chuyện vui, nhưng thực tế trong truyền thống, suy nghĩ của rất nhiều người Việt Nam thì chúng ta một dân tộc thông minh. Chẳng thế mà chúng ta vẫn hay tự hào trong các cuộc thi toán học, vật lý, cờ vua, cờ tướng… đội Việt Nam luôn nằm trong tốp thế giới
Chỉ là một câu chuyện vui, nhưng thực tế trong truyền thống, suy nghĩ của rất nhiều người Việt Nam thì chúng ta một dân tộc thông minh. Chẳng thế mà chúng ta vẫn hay tự hào trong các cuộc thi toán học, vật lý, cờ vua, cờ tướng… đội Việt Nam luôn nằm trong tốp thế giới
Xuất khẩu HLV hay xuất khẩu trí thức
Ở làng bóng Việt Nam, mỗi khi lý giải về việc một HLV ngoại không thành công, người ta hay nói về sự thiếu chuyên nghiệp của các đội bóng, của đơn vị quản lý… Tôi chưa thấy ai nói rằng, có thể lý do là vì HLV nội giỏi hơn HLV ngoại.
Tâm lý sùng ngoại đã làm người ta quên đi rằng, làm HLV không đòi hỏi nền tảng thể hình, thể lực như VĐV. HLV nội với những phẩm chất “quái kiệt” của người Việt mới đủ sức “trị” được cầu thủ Việt. Nếu cứ rập khuôn theo cái kiểu Nga “ngố”, thì HLV ngoại rất dễ bị cầu thủ Việt, vốn có cả kho mánh lới qua mặt.
Tôi cảm thấy cần phải suy ngẫm khi HLV Calisto đặt câu hỏi: “Tại sao bóng đá Việt Nam phát triển hơn Malaysia nhưng giảng dạy, cấp bằng cho các HLV Việt Nam thì toàn là giảng viên Malaysia?”. Vì ngoại ngữ ư? Chắc chắn không phải đối với một dân tộc được xem là thông minh và cần cù… Như mới đây ở đội Vissai Ninh Bình, ông Lim Lee Huat (Robert Lim) người Singapore là giảng viên bóng đá cho các HLV Việt Nam, nhưng khi cầm quân thì bị chê là thiếu thực tế trận mạc. Trong khi HLV Lê Thụy Hải – vốn không có bằng A dành cho HLV do AFC cấp, nhưng khi nắm quân thì lập tức thuyết phục được học trò.
Từ câu chuyện này nên dù trong tương lai gần tôi chưa dám nghĩ tới viễn cảnh đội Việt Nam sẽ đi dự World Cup. Nhưng tại sao lại không mơ tới chuyện một HLV Việt Nam dẫn dắt một đội bóng nước khác chơi ở World Cup nhỉ?
Đức Phong (theo baobongda)
Bình luận (0)