Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nhớ cha đẻ của “thần dược” Berberin

Tạp Chí Giáo Dục

C đi ngưi cng hiến cho nn y hc nưc nhà, TS. dưc sĩ Phan Quc Kinh – nguyên Vin trưng Vin Thc phm chc năng Vit Nam đã góp công ln to ra nhiu thành tu xut sc trong đó có thuc Berberin đưc coi là “thn dưc” chng dch t.

TS. Phan Quc Kinh trên ging đưng ĐH Y Dưc

Vừa qua, ông đã ra đi mãi mãi trong niềm thương tiếc của gia đình và giới y khoa. Trong cuốn sổ tang đưa tiễn TS. Phan Quốc Kinh về nơi an nghỉ cuối cùng, GS.TS NGND Nguyễn Lân Dũng xúc động viết: “Vô cùng thương tiếc TS. Phan Quốc Kinh – Một nhà khoa học đáng kính với nhiều đóng góp xứng đáng cho giáo dục, y học. Người đã dày công xây dựng Viện Thực phẩm chức năng và xây dựng đội ngũ cán bộ của viện”.

Không phải từ bây giờ mà ngay từ khi đang làm việc, TS. Phan Quốc Kinh từng được giới khoa học đánh giá cao về những đóng góp trong việc bào chế ra các loại thuốc trong đó có “thần dược” Berberin vào những năm 70 của thế kỷ trước. Nhờ loại thuốc Nam kết hợp giữa y học cổ truyền và hiện đại của ông mà thời gian đó hàng triệu người dân miền Bắc đã được cứu sống trong đợt dịch tả hoành hành đầu tiên.

Dù đã nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày đó, Berberin vẫn là cái tên quen thuộc trong hầu hết tủ thuốc của các gia đình Việt Nam bởi sự tiện dụng, hiệu quả và giá thành phải chăng. Chưa dừng lại ở đó, trong nhiều năm đóng góp cho nền y học nước nhà, TS. Phan Quốc Kinh và các cộng sự đã nghiên cứu và đưa vào sản xuất gần 20 loại thuốc từ nguyên liệu Việt Nam.

Ông còn có vinh dự được phân công bào chế thuốc bổ, tăng cường sinh lực cho lãnh tụ cách mạng Lào Kaysone Phomvihane, giúp đỡ ngành dược Campuchia sản xuất thuốc Berberin từ cây vàng đắng trên tinh thần chia sẻ tình hữu nghị của 3 nước Đông Dương. Trong thời gian học tập giảng dạy nhiều năm ở Nga và Hà Lan, nhiều công trình nghiên cứu của TS. Phan Quốc Kinh đã được công bố và có tiếng vang trong các tạp chí khoa học của Liên Xô, Mỹ, Đức, Thụy Sĩ.

Sinh năm 1937 trong một gia đình đông con có truyền thống hiếu học ở làng khoa bảng Đông Thái, xã Đức Phong (nay là Tùng Ảnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh), cậu bé Phan Quốc Kinh không chỉ thông minh mà còn có chí tiến thủ. Sau ngày miền Bắc giải phóng 1954, một mình ra Hà Nội học Trường ĐH Y Dược Hà Nội, chàng trai Hà Tĩnh phải tự kiếm sống bằng nghề cắt tóc dạo. Những đồng tiền ít ỏi kiếm được từ mồ hôi đã nuôi bản thân và giúp đỡ người bạn ở chung học tập thành tài.

GS. Nguyễn Lân Dũng nhận xét: “Không bao giờ chấp nhận thói xấu trong khoa học và trong quản lý. Đó là phẩm chất làm nên con người Phan Quốc Kinh và những công trình nghiên cứu để đời của ông”.

Ngoài Bằng khen của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1975, đồng giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2000 và nhiều giải thưởng cao quý trong và ngoài nước, TS. Phan Quốc Kinh ra đi để lại niềm tiếc thương cho đồng nghiệp, học trò và những người nghèo từng được ông cứu sống bằng những viên thuốc từ trí tuệ và tấm lòng của một thầy thuốc vì nhân dân.

Hương Thy

 

Bình luận (0)