Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Nhớ làng nghề “chiếu tiến vua”

Tạp Chí Giáo Dục

Mt thu, làng chiếu Cm Nê, xã Hòa Tiến (huyn Hòa Vang, Đà Nng) tng là cu cánh áo cơm cho biết bao phn ngưi. Ngh dt chiếu còn là nét văn hóa truyn thng đc trưng khi nhc đến Cm Nê. Nhưng cơn lc đô th hóa ngày càng thu hp s ngưi làm ngh. Đâu đó bây gi ch còn lách cách tiếng thoi đưa ca nhng ngưi già nh ngh, mun gi ngh

Bà Phan Th Đào bưc qua tui 82 vn níu náu vi ngh truyn thng cha ông

Tng sng nh vào chiếu

Không ai nhớ chính xác nghề dệt chiếu ở Cẩm Nê có tự bao giờ. Trong ký ức những bậc cao niên, lớn lên qua bom đạn chiến tranh thì nghề chiếu từng là cứu cánh chính của biết bao gia đình, bên cạnh nghề nông nghiệp lúc được mùa, khi thất bát. Bà Phan Thị Đào, bước qua tuổi 82 vẫn còn khá minh mẫn cho hay, một thuở, chiếu hoa Cẩm Nê từng là sản phẩm tiến vua. “Chiếu tiến vua” không đơn thuần như chiếc chiếu dệt trải giường bình thường trong mỗi gia đình mà mỗi chiếc chiếu rộng 2,5 mét và dài tới 25 mét. Để làm ra được chiếc chiếu rộng dài ngần ấy mà không bị lỗi, những thợ dệt chiếu lão luyện của làng phải mất một tháng ròng rã để hoàn thành. Chiếu được dâng lên vua triều Nguyễn ở kinh đô Huế, được triều đình dùng trải trên lối đi trước Ngọ Môn vào các ngày lễ. Với vật phẩm dâng vua này, dân làng Cẩm Nê được ban thưởng trọng hậu, nhiều nghệ nhân của làng được vua ban sắc phong. Chiếu Cẩm Nê còn nổi tiếng khắp nơi trong nước bởi sự kỳ công, tỉ mẩn của nghệ nhân trong quá trình làm ra những chiếc chiếu đẹp, bền, mùa hè nằm mát rượi còn mùa đông tỏa ra hơi ấm.

Theo bà Đào, quy trình làm ra một chiếc chiếu Cẩm Nê xưa nay vẫn vậy, đó là sợi cói sau khi mua về được giũ sạch những cây nhỏ và mào bám, sau đó được nhuộm màu cho từng sợi, phơi cói rồi đem dệt thành chiếu. “Cách làm này giúp chiếu bền màu hơn”, bà Đào nói. Không như nhiều nghề thủ công khác, nghề chiếu đòi hỏi mỗi khung dệt phải có hai người, một người cầm cây que tre vót nhọn có buộc sợi cói thọc vào khuôn dây trinh, hoặc đay đã chạy sẵn trên khung dệt; người còn lại điều khiển cái khuôn rập từng sợi cách trở chiều nhau để tạo nên chiếu. Thời kỳ hưng thịnh, Cẩm Nê có khoảng 300 hộ làm nghề. “Ngày đó cả làng lúc nào cũng lách cách tiếng thoi đưa, rộn rã từ sáng sớm cho đến tối muộn”, ký ức bà Đào vẫn còn nguyên mới như thời hưng thịnh ấy chưa xa.

Ngày đó, có hộ còn mở cả cửa hàng chuyên bán chiếu Cẩm Nê ở Phan Thiết, Buôn Mê Thuột, rồi ngược ra xứ Huế. Gia đình ông Phan Tấn là một trong số đó. Ông Tấn nhớ lại: “Tầm hơn 20 năm về trước, người Cẩm Nê sống dựa vào nghề dệt chiếu. Thu nhập từ nghề không giúp người dân giàu có nhưng đủ để trang trải chi tiêu cuộc sống, cho con cái ăn học rồi dựng vợ gả chồng…”, ông Tấn bộc bạch. 

Mai mt làng ngh

Cũng như nhiều nghề truyền thống khác, cuộc sống vận động phát triển khiến nhiều nghề rơi vào ngõ cụt. Chiếu Cẩm Nê cũng không ngoại lệ khi mà đô thị hóa phát triển, nguyên liệu làm chiếu ngày càng khan hiếm, cây cói ở huyện Duy Xuyên dần được thay thế bằng nghề nuôi trồng thủy sản. Nguồn nguyên liệu cói ngày một thiếu hụt, trong khi đó cây đay xe sợi làm chiếu cũng khan hiếm không kém. Người Cẩm Nê phải tìm mua tận Bình Định, Long An… Chi phí vì thế bị đội lên, người làm chiếu dù có quan niệm giữ nghề bằng cách lấy công làm lãi thì cũng không thể duy trì nghề lâu dài. Ông Tấn buồn buồn: “Sau trận lụt lịch sử năm 1999 ở Huế, cửa hàng nhà tôi bị cuốn trôi hơn 1.000 chiếc chiếu, không còn vốn liếng để duy trì, tôi bắt đầu dệt chiếu cầm chừng rồi tự chở đi bán dạo quanh vùng để đắp đổi qua ngày”. Cứ thế, tiếng thoi ở Cẩm Nê ngày một vắng bóng.

Mt công đon làm chiếu Cm Nê

Ông Ngô Ngc Trúc tha nhn, đa phương ch có th gii thiu cho các h làm ngh đ kết ni vi các tour du lch, h tr ngưi làm ngh gii thiu sn phm đến các hi ch, trin lãm ch bao tiêu sn phm là rt khó. Còn nh 3 năm v trưc, khi d án khu du lch làng sinh thái Cm Nê đi vào hot đng, ngưi dân Cm Nê không giu đưc nim vui v s hi sinh ca làng ngh khi du khách đến đây có cơ hi tri nghim hot đng làm chiếu Cm Nê truyn thng. Thế nhưng, nim vui y chng kéo dài bao lâu bi khu du lch này vng khách dn ri b hoang. S hưng thnh ca ngh chiếu Cm Nê đang lùi xa vào dĩ vãng!

Đem câu chuyện làng nghề dệt chiếu Cẩm Nê hỏi ông Ngô Ngọc Trúc – Chủ tịch UBND xã Hòa Tiến. Ông Trúc bần thần bấm đốt ngón tay, cả xã chừ chỉ còn hộ bà Dương Thị Thông còn làm chiếu đều đặn với quy mô tương đối lớn và vài ba hộ làm cầm chừng theo đơn đặt hàng của khách. Tuy nhiên con số ấy không đáng kể. Ông Trúc bảo, cách nay 2 năm về trước, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Hòa Vang khảo sát để xây dựng đề án hỗ trợ phục hồi làng chiếu. Đây là một hoạt động nằm trong đề án khôi phục các làng nghề truyền thống của huyện để tạo sản phẩm phục vụ du lịch. Huyện hỗ trợ khoảng 100 triệu đồng để làm lại mái che nhà xưởng, khung dệt, hỗ trợ tiền nhân công, tiền dạy nghề cho những người còn yếu tay nghề, hỗ trợ tiền mua nguyên vật liệu sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm… Ấy vậy nhưng cũng chỉ có bà Dương Thị Thông nhận phục hồi lại cơ sở dệt chiếu.

Đầu vào là một chuyện nhưng đầu ra càng khó, trong khi tiền công cho nhân công khá thấp so với các nghề khác, chỉ tầm 30 ngàn đồng/người/ngày công. Bà Thông nói: “Tôi làm cốt để giữ lấy nghề truyền thống của gia đình, cũng là cách góp phần vực dậy làng nghề của địa phương, nhưng câu chuyện làm sống dậy một làng nghề không phải là chuyện ngày một, ngày hai”.

Bài, ảnh: Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)