Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nhỏ mà không nhỏ

Tạp Chí Giáo Dục

Việc quyển sách “Sát thủ đầu mưng mủ” phát hành rồi bị thu hồi, có nhiều ý kiến trái chiều nhau. Đứng ở góc độ một giáo viên, tôi lo lắng thật nhiều khi đọc “Sát thủ đầu mưng mủ”.
Thực tế, những thầy cô dạy tiếng Việt hiện nay đang thực sự đau đầu với bài làm của học sinh không chỉ về kiến thức văn học mà còn cả về cách hành văn, từ ngữ sử dụng… Nó ảnh hưởng quá nhiều từ ngôn ngữ “lời ăn tiếng nói hằng ngày”. Những câu nói khi chưa được đưa thành sách, chỉ mới truyền miệng mà nó đã được các em học sinh hồn nhiên đưa vào bài làm của mình, làm “choáng” cả thầy cô và cha mẹ như: “Chí Phèo là dân chơi nên sợ gì mưa rơi, lao ngay đến nhà Bá Kiến…”, “Cô Tấm hồn nhiên như cô tiên nghe lời Cám hụp đầu xuống nước để gội cho sạch bùn…”, “Bà dì ghẻ ác như con tê giác, hại Tấm hết lần này đến lần khác”, “Thủy Tinh thất bại vì ngại thành công bởi lẽ Mị Nương giờ đã là vợ Sơn Tinh rồi…”…
Giờ đây, những câu truyền khẩu ấy mà thực sự thành sách thì sẽ như thế nào? Với các em học sinh, những gì đã được in thành sách là được công nhận, là hợp pháp, là hay, là có thể sử dụng như những thành ngữ, tục ngữ quen thuộc của ông cha ta. Khi những thành ngữ, tục ngữ ít được sử dụng trong đời thường, còn những câu như trong “Sát thủ đầu mưng mủ” ngày càng xuất hiện nhiều hơn thì tiếng Việt sẽ ra sao? Nói như “Sát thủ…” thì thật là đau khổ như con hổ.n
Lê Phương Trí
(GV Trường Đống Đa, Q.4, TP.HCM)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)