Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nhớ một thời học thật, thi thật…

Tạp Chí Giáo Dục

Đc nhng dòng tin trên, tôi tht t hào v min đt hc quê hương mình. Bn thân tôi đã hc ba năm (niên khóa 1971-1974) ngôi trưng THPT Anh Sơn 1 (trưc đây có tên là Trưng Cp 3 Anh Sơn) này vi biết bao k nim, không bao gi quên đưc.


Cu hc sinh Trưng Cp 3 Anh Sơn (nay là Trưng THPT Anh Sơn 1, huyn Anh Sơn, tnh Ngh An) hp mt k nim 48 năm ra trưng

Lứa chúng tôi bước vào năm học lớp 8 (hệ 10 năm hồi đó ở miền Bắc) giữa bối cảnh “chiến tranh phá hoại” của đế quốc Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt. Bom đạn đêm ngày, nhất là những trọng điểm (Nhà máy điện Vinh, Nhà máy xi măng 12/9 đều nằm trong hang đá); những cây cầu, những bến thuyền đưa hàng dọc sông Lam; sân bay Dừa, kho lương thực… đều là những mục tiêu đánh phá. Vậy mà để chuẩn bị cho năm học mới, trước đó mấy tháng, nhà trường đã phối hợp với địa phương, với phụ huynh học sinh bàn cách xây dựng trường cho con em đi học. Phụ huynh học sinh góp cây, tranh nứa, góp công thợ dựng lớp học và đào hào giao thông, làm hầm trú ẩn. Mỗi lớp được bố trí xây dựng tách biệt nhau trong vườn cây của dân. Lớp học nửa chìm nửa nổi, có công sự bốn bề để tránh bom. Trong lớp, có bục giảng bằng đất nện chặt, vuông vắn đàng hoàng. Khi có báo động máy bay ném bom gần (rất dễ bị bom rơi đạn lạc vì khi bị các loại súng phòng không đánh trả, máy bay Mỹ quăng bom bừa bãi), thì bốn tổ chạy theo hào ra ngoài theo bốn hướng. Cuối mỗi đoạn hào là một hầm Triều Tiên (còn gọi là hầm chữ A) có sức chứa từ 10 đến 12 học sinh. Trong hầm có cáng cứu thương (tự chế), có đủ bông băng, thuốc đỏ phòng khi hữu sự… Thông thường, giáo viên có tiết dạy sẽ xuống hầm sau cùng, sau khi nhìn quanh kiểm tra xem còn sót học sinh nào không. Và giáo viên đó cũng lên trước để biết tình hình; khi nghe tiếng kẻng báo yên thì kêu học sinh lên và vào lớp tiếp tục học. Ngoài lớp học, phụ huynh học sinh cùng nhà trường dựng thư viện, phòng thí nghiệm cho con em có chỗ đọc sách và thực hành… Bên cạnh đó, những dãy nhà giáo viên cũng được dựng lên; tuy tranh tre, nứa lá nhưng tất cả đều tươm tất, gọn gàng.

Gia không khí chiến tranh, thy cô vn luôn gi đưc nếp sng chn chu, thanh bch và đc bit, luôn hết lòng vì hc sinh thân yêu ca mình. Chúng tôi hc tp  đư thy cô lòng yêu ngh mến tr; hc t bưc đi, dáng đng; t li nói, c ch, hành đng, vic làm, cách cư x

Trong hoàn cảnh chiến tranh như vậy, chúng tôi phải “vượt lên chính mình” để học hành đến nơi đến chốn. Nhà trường phân loại học sinh qua một kỳ kiểm tra đầu năm để xếp các lớp học nhằm phát huy được năng lực của mỗi người. Lớp A, B giỏi các môn tự nhiên; lớp C, D giỏi các môn xã hội… Học thật, kiểm tra thật, kỷ luật thật: Nội quy nhà trường quy định học sinh phải trung thực trong học tập, tuyệt đối không gian lận, không mở tài liệu, bài vở khi kiểm tra. Nếu vi phạm, dù chỉ một lần, cũng không được xét kết nạp Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong năm học đó và bị hạ bậc hạnh kiểm. Sách giáo khoa vô cùng hiếm; hầu như không có học sinh nào có đủ bộ bao giờ! Trong “cái khó ló cái khôn”, chúng tôi chuyền tay nhau ghi chép trước cả tuần, cả tháng những bài quan trọng. Môn văn, chúng tôi cùng thảo luận nhóm, tổ để soạn bài trước theo hướng dẫn của giáo viên bộ môn. Các môn tự nhiên, khi làm bài tập cũng thảo luận, tranh luận trong “nhóm học tập” (do giáo viên chủ nhiệm phân công theo nhóm; thường có các bạn giỏi, khá kèm cặp bạn yếu). Hàng đêm, dù mùa đông mưa phùn gió rét, giáo viên chủ nhiệm vẫn đi kiểm tra từng tổ, nhóm xem chúng tôi học như thế nào! Học theo nhóm là hình thức học có hiệu quả nhất vì “học thầy không tày học bạn”; vì bạn gần gũi, dễ trao đổi, tranh luận hơn. Học nhóm rất thực chất; ban ngày thì chọn nhà trọ của bạn nào rộng rãi, cả nhóm chụm đầu vào học, làm bài. Xin nói vài lời về chuyện trọ học: Ngày ấy, người dân cho học sinh trọ học trong nhà, không lấy tiền bao giờ! Học sinh mang gạo, bắp, khoai đến, tự nấu ăn; nhưng cũng có gia đình có điều kiện, học sinh góp gạo, bắp cùng ăn chung. Ngoài giờ học, chúng tôi vào rừng lấy củi, gánh nước tiếp gia đình hoặc kèm cặp con em họ học bài. Tuy là học sinh nhưng chúng tôi thời ấy đã thực hiện “ba cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với người dân. Có một thời như trong cổ tích là vậy!

Những tiết kiểm tra, thi học kỳ, thi cuối năm thật là gắt! Thầy cô ghi đề lên bảng xong, học sinh cứ thế mà chăm chú làm bài, không hề có chuyện gian lận, mở tài liệu. Chúng tôi thời ấy chấp nhận điểm học kém chứ không chấp nhận hạnh kiểm kém! Học như vậy, thi như vậy đã trở thành nền nếp, thành thói quen tốt. Nhờ vậy mà kiến thức luôn được khắc sâu, nhớ lâu và trở thành kiến thức máu thịt của mình; trở thành các kỹ năng sống sau này.


Mt căn hm Triu Tiên, còn gi là hm ch A

Giữa không khí chiến tranh, thầy cô vẫn luôn giữ được nếp sống chỉn chu, thanh bạch và đặc biệt, luôn hết lòng vì học sinh thân yêu của mình. Chúng tôi học tập được ở thầy cô lòng yêu nghề mến trẻ; học từ bước đi, dáng đứng; từ lời nói, cử chỉ, hành động, việc làm, cách cư xử… Tất cả đều đạt chuẩn mực sư phạm và tôi cũng đã quyết định chọn nghề sư phạm khi ra quân. Ngoài học tập, chúng tôi còn tham gia các phong trào văn nghệ; phong trào thể dục thể thao do nhà trường, địa phương tổ chức. Từ đó tạo nên một không khí hồ hởi, phấn chấn trong nhà trường; hỗ trợ rất nhiều cho nhiệm vụ chính là học tập. Cuối mỗi năm học đều có những học sinh phải ở lại lớp vì không đạt yêu cầu về các môn học. Khâu thi lại cũng được tiến hành nghiêm túc, không đạt là không được lên lớp!

Đúng là có một thời đẹp như thế! Một thời học thật, thi thật trong giáo dục. Từ đó mới có những con người tài năng thật sự; ra đi từ ngôi trường và đóng góp nhiều công lao cho quê hương, đất nước. Mỗi dịp thu về, chúng tôi thường tổ chức hội khóa gặp mặt bạn bè trên khắp mọi miền Tổ quốc. “Vui sao nước mắt lại trào”, gặp nhau để mà nhớ lại, ôn lại những tháng ngày gian khổ; đi học dưới làn bom đạn mà vẫn ham học, vẫn biết chỉ có học mới giúp mình trưởng thành!

Một thời học thật, thi thật mãi mãi còn trong tâm trí bao thế hệ học sinh.

Lê Đc Đng

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)