Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

“Nhớ nhau về Cao Lãnh tìm…”

Tạp Chí Giáo Dục

“Nhc sĩ ca min Tây” Thanh Sơn đã ngi ca v đp ca quê hương Đng Tháp qua ca khúc “Tình em Tháp Mưi” vi sông nưc, cây lúa, v phù sa cùng các đa danh ni tiếng. Ông đã khéo léo khi đt ca t “mi duyên th thm đưm tình quê Cao Lãnh ơi” ngay khi m đu đip khúc “Hò ơi! Nh nhau v Cao Lãnh tìm…”.


Đn th ông bà ch ch Cao Lãnh Đ Công Tưng

Dù không phải “trèo đèo, lội suối” để tìm nhau, cũng chẳng có núi non hùng vĩ, Cao Lãnh vẫn âm thầm gửi nhớ thương cho những ai một lần đặt chân đến bởi sự mộc mạc, nghĩa tình đậm chất Nam bộ.

Cao Lãnh – Vùng đt ca nghĩa tình

Giai thoại về ông bà chủ chợ Cao Lãnh Đỗ Công Tường từ lâu đã khắc sâu trong tâm trí của những người con vùng đất sen hồng. Theo các tài liệu ghi chép, ông và vợ từ miền Trung vào lập nghiệp tại làng Mỹ Trà (nay thuộc thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp) vào năm Đinh Sửu (1817), dưới triều vua Gia Long.


Lăng c Phó bng Nguyn Sinh Sc, thân ph Ch tch H Chí Minh

Hai vợ chồng ông bà chịu khó làm ăn nên gầy dựng được cơ ngơi sung túc với vườn quýt rộng lớn. Người dân gần xa thấy vậy đã tụ tập đến vườn quýt nhà ông bà để mua bán mỗi ngày một đông. Dần dà, cái tên chợ Vườn Quýt cũng được người dân quen miệng bảo nhau mỗi khi muốn tìm nơi trao đổi nông sản hàng hóa. Nhờ tấm lòng thương người nghèo khó, hay giúp đỡ miếng cơm manh áo, ông Đỗ Công Tường được dân chúng cử làm chức Câu đương để chuyên lo phân xử những vụ kiện cáo nhỏ ở làng xóm. Tục danh của ông tên Lãnh nên người đời hay gọi ông là Câu Lãnh, đọc trại thành Cao Lãnh từ đó.


Khu di tích lch s kết hp sinh thái Xo Quýt

Đến năm 1820, nạn dịch tả hoành hành, người dân nhiễm bệnh chết rất nhiều. Hai vợ chồng ông bà dốc hết tiền bạc, công sức tìm thuốc, cầu thầy nhưng không thể nào chống chọi được với dịch bệnh. Thấy vậy, ông bà ăn chay lập đàn cầu nguyện xin được chết thay cho dân. Sau 3 ngày, ông bà lần lượt qua đời. Để tưởng nhớ công lao to lớn của ông bà, dân làng đã cùng nhau dựng miếu gần bên mộ ông bà để thờ cúng. Năm 1935, để ghi nhận lòng nhân đức, vì thương đồng bào mà không màng sự sống, vua Bảo Đại đã ban sắc phong cho ông bà là “Dực bảo Trung hưng Linh phò chi thần”.

V Cao Lãnh đi đâu?

Cao Lãnh ngày nay được chia làm 2 khu vực hành chính là thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh, được xem là trung tâm kinh tế của vùng Đồng Tháp Mười. Cao Lãnh cuốn hút khách du lịch không chỉ bởi khung cảnh thanh bình, người dân hiền hòa, món ăn đa dạng, mà còn bởi những địa điểm du lịch nổi tiếng.


Văn Thánh miếu th đc Khng T

Dù mùa mưa hay mùa nắng, Cao Lãnh vẫn biến chuyển theo từng nhịp của thời gian, thời tiết ôn hòa nên du khách đến mùa nào cũng có cái đẹp riêng. Sau hành trình 150km từ TP.HCM, bạn tha hồ khám phá Cao Lãnh bằng ô tô hoặc xe máy với chi phí vừa phải.

Đình Phong Mỹ với kiến trúc cổ lầu, mái lợp ngói tiểu, nền gạch hoa mang đậm nét cổ kính và tinh tế là nơi thờ thần Thành hoàng Bổn cảnh và tổ chức những lễ hội truyền thống, cầu mong mưa thuận gió hòa, quốc thới dân an.

Văn Thánh miếu công trình văn hóa thờ đức Khổng Tử, có cách nay gần 150 năm. Học sinh, sinh viên ở Đồng Tháp hay các tỉnh Tây Nam bộ thường đến đây để cầu mong chuyện thi cử, công danh.

Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng với diện tích 36 hécta, là nơi cư trú của 15 loài chim nước độc đáo như trích mồng đỏ, le le, vịt trời, diệc, điên điển, cồng cộc… đặc biệt nổi bật với đàn cò trắng hàng chục nghìn con, tạo nên một trong những vườn cò lớn nhất ở vùng Đồng Tháp Mười.


Khu du lch sinh thái Gáo Ging

Khu di tích lịch sử kết hợp sinh thái Xẻo Quýt khoảng 50 hécta, trong đó có 20 hécta rừng tràm nguyên sinh mang lại trải nghiệm không khí tự nhiên hoang dã, là bảo tàng sống với thảm tràm già, quần thể đưng, lục bình… Đây chính là nơi lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ của cơ quan Tỉnh ủy Đồng Tháp trong thời kỳ 1960-1975.

Tại trung tâm thành phố Cao Lãnh là nơi đặt khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, công trình nhằm ghi ơn nhà Nho yêu nước và là thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đc sc vi nhng l hi

Không chỉ được biết đến là vùng đất “Nghĩa tình, năng động, sáng tạo”, Cao Lãnh còn được mang danh là một vùng đất của những lễ hội đặc sắc, đậm chất văn hóa dân gian trong đời sống văn hóa của miền quê sông nước.

Năm 2023, Đồng Tháp đã tổ chức “Lễ hội xoài Đồng Tháp – Nâng tầm vị thế” với quy mô cấp tỉnh thu hút khoảng 150 ngàn lượt khách, giúp nâng cao giá trị và phát triển bền vững của ngành hàng xoài, đặc biệt là thương hiệu xoài Cao Lãnh, xoài cát chu Cao Lãnh, cũng như tạo nên bộ mặt mới cho ngành du lịch tỉnh nhà. Trước đó “Lễ hội xoài Cao Lãnh 2022” cũng thu hút gần 300 ngàn lượt khách tham quan.

Cao Lãnh cũng là nơi được chọn để tổ chức “Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ I – năm 2022”, tái hiện không gian yên bình của thủ phủ đất sen hồng, tôn vinh vẻ đẹp và các giá trị văn hóa – kinh tế của sen, loài hoa đã gắn bó với bao thế hệ, người dân Đồng Tháp.

Bên cạnh đó, tại Cao Lãnh còn tổ chức một số lễ hội đặc sắc thu hút đông đảo khách thập phương như Lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tổ chức hằng năm (26 đến 27-10 âm lịch), Lễ giỗ ông bà chủ chợ Đỗ Công Tường (mùng 8, 9 và mùng 10 tháng 6 âm lịch).

Lc Sâm

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)