Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nhớ Tết quê!

Tạp Chí Giáo Dục

30 năm xa quê, nhưng nhng cái Tết quê hương Qung Ngãi vn in đm trong tôi không phai m


Ông ghe có con mt nhìn li phía sau ca đi Tăng Long

1. Quê tôi nằm ở hạ lưu sông Trà, xưa là làng Sung Tích nay là xã Tịnh Long, TP.Quảng Ngãi. Nhớ cái thời còn khó khăn ấy vậy mà Tết lại vui. Để có những chậu hoa rực rỡ sắc xuân vào những ngày Tết là cả một quá trình chuẩn bị công phu. Khi những cơn mưa liên tiếp của một mùa mưa vừa ngơi dần, ánh sáng mặt trời bắt đầu ấm lên tức là còn khoảng 2-3 tháng nữa đến Tết ba tôi đã bắt đầu đi tìm chọn những gốc cây thược dược tốt để dâm, lấy những hạt cây vạn thọ, hoa cúc đại đóa bắt đầu gieo xuống đất. Mùa thu hoạch lúa má đã bắt đầu lựa những hạt nếp chắc nhất, đẹp nhất để dành Tết gói bánh chưng. Những cây gừng xanh tốt, củ lớn cũng bắt đầu được để ý chăm bón kỹ hơn để làm mứt gừng cúng ông bà. Ngày xưa là thế, cái gì tốt thì dành để cúng ông bà trong dịp trọng đại, chứ không phải như bây giờ đôi khi cái gì tốt thì bán.

2. Gần Tết, nhớ nhất là không khí lễ hội đua ghe (thuyền) trên dòng sông Trà Khúc. Theo các nhà nghiên cứu, cùng với lễ hội đua ghe tại Lý Sơn thì đây là một trong hai lễ hội đua ghe có truyền thống lâu đời nhất tại Quảng Ngãi. Còn 2 tháng trước Tết là các “dân bơi” (vận động viên) bắt đầu được chọn lọc để luyện tập chuẩn bị cho kỳ đua trong những ngày Tết. Những “vận động viên” này chính là những thanh niên, trai tráng trong làng nằm trong độ tuổi 18 đến 35. Hàng ngày họ chính là những nông dân, thợ hồ, thợ nề… làm tất cả các ngành nghề trong xã hội, gần Tết họ dành thời gian để được tham gia để cùng luyện tập với đội bơi. Ngày xưa, có nhiều “dân bơi” làm nghề đánh cá, nhưng giờ đây nghề đánh cá trên sông không còn thịnh hành nữa, phần lớn dân bơi thứ thiệt đã lên bờ đi làm nhiều việc khác. Tôi cũng đã từng là thành viên của dân bơi thôn Tăng Long, tuy nhiên cũng chỉ là tập sự mà chưa được bơi chính thức bao giờ. Nhưng được vinh hạnh cầm dằm, hòa cùng nhịp với toàn đội là hạnh phúc. “Dân bơi” phải có sức khỏe, độ bền, khéo léo, việc thả dằm, kéo nước cũng phải theo nhịp chung với toàn đội, nếu chỉ một thành viên sai nhịp thì toàn ghe sẽ bị chậm nhịp so với các ghe khác.


Đo din Hoàng Dun cùng gia đình đón Tết

Truyền thống làng Sung Tích có 4 đội đua đại diện cho các làng, thôn tham gia gồm Tăng Long, An Đạo, An Lộc và Gia Hòa. 4 đội ghe đua đại diện cho tứ linh long, lân, quy, phụng vì vậy trên thân ghe được trang trí theo hình đại diện. Chẳng biết việc phân chia 4 đội với các con vật tứ linh đại diện được phân chia khi nào và ra sao, nhưng nó đã trở thành truyền thống, các đời sau cứ thế mà theo. Nhà tôi nằm ở thôn Tăng Long, chiếc ghe được vẽ hình con rồng, nhưng lạ là con rồng lại có một mắt nhìn phía trước, một con mắt nhìn lại phía sau, mà theo ba tôi nói đó là con mắt nhìn lại xem đội bạn tới đâu để biết mà đi, cũng có người nói con mắt đó là biểu hiện cho sức mạnh, cũng đồng thời là sự “xem thường” người khác, vì mình luôn luôn là con rồng của chiến thắng.

Trước đây, lễ hội được tổ chức hằng năm nhưng hiện nay lễ hội được tổ chức định kỳ hai năm một lần với ý nghĩa cầu mong quốc thái dân an, một năm mới mưa thuận gió hòa được mùa vụ. Lễ hội đua ghe được tổ chức vào khoảng mùng 4 đến mùng 6 âm lịch Tết. Đội nào thắng thì năm đó được xem là năm may mắn, thắng lợi cho cả thôn.

3. Mỗi năm thì các đội ghe thường chọn một người làm trưởng nam, tức là người trông coi chính việc lễ, cúng cho ông ghe trong suốt dịp Tết, đến khi kết thúc hội đua ghe thì mới kết thúc vai trò. Trưởng nam là người có uy tín trong làng, có đạo đức, con cái ngoan ngoãn, thành đạt. Ba tôi đã được chọn làm trưởng nam cho đội ghe Tăng Long một số lần, mỗi lần như vậy ba tôi phải ngoài nhiệm vụ chủ trì lễ cúng ghe thì đêm đến phải trực và trải chiếu ngủ dưới đất tại đền thờ ghe.

Cuộc đua bắt đầu bằng nghi thức các đội thuyền sẽ cùng nhau tập họp về “thủy tạ” (trước đây là nơi dành cho các chức sắc trong làng và quan lại ngồi xem và điều khiển cuộc đua) và bơi xung quanh gọi là “hầu loan” để đưa thủy tạ đến vị trí trung tâm trường đua. Từ đây, sau khi làm lễ khai mạc các vận động viên và ban trọng tài tuyên thệ thi đấu hết mình và công minh trong việc chấm điểm đảm bảo cho cuộc đua diễn ra trung thực trên tinh thần thượng võ.


Ngưi dân đến xem l hi đua ghe rt đông

Vi tôi, ngày Tết trên quê hương và nht là l hi đua ghe đã tr thành nim t hào ca đa con đưc sinh ra và trưng thành t làng Sung Tích (xã Tnh Long, Qung Ngãi), tôi t hào và nh lm hình nh con rng có mt nhìn li phía sau. Nhìn li phía sau, nhìn li quá kh, nhìn li quê hương x s, nhìn li đ có nhng bưc phát trin trong tương lai.

Cái tinh thần đua ghe nó mạnh mẽ lắm, có khi sau một mùa thi thì đến mãi tháng 2 âm lịch người ta vẫn còn bàn luận về cuộc đua và ai thắng ai thua vẫn còn râm ran trên cánh đồng, trên bàn trà của các gia đình. Những thôn có ghe thua cuộc thì bắt đầu vận động mạnh thường quân quyên góp tiền để đóng ghe mới, chuẩn bị cho mùa sau. Có thể nói, đây là một lễ hội ấn tượng và đúng với tính chất của lễ hội dân gian, nó là của quần chúng nhân dân, nhân dân đóng góp công sức, tiền của vào lễ hội và hưởng thụ chính những thành quả của mình.

Lễ hội thu hút hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn người dân đón xem, khán giả đến từ các xã, huyện lân cận về tham gia. Bà  con từ các vùng xung quanh có dịp đến thăm bà con trong xã Tịnh Long, chính vì vậy mà năm nào có đua ghe thì ngày Tết trong gia đình cũng rình rang hơn, vui vẻ hơn, bởi người dân còn chuẩn bị những mâm cơm, những bữa tiệc để đãi du khách thập phương.

Lễ hội đua ghe (thuyền) của xã Tịnh Long là một trong những lễ hội đặc trưng trên vùng sông nước của tỉnh Quảng Ngãi và cư dân vùng ven sông Trà Khúc.

Cho dù xa quê hương nhưng bà con đi làm ăn phương xa cũng mong ngày Tết để trở về quê hương, thăm bà con và xem lễ hội đua ghe truyền thống này.

Với tôi, ngày Tết trên quê hương và nhất là lễ hội đua ghe đã trở thành niềm tự hào của đứa con được sinh ra và trưởng thành từ làng Sung Tích (xã Tịnh Long, Quảng Ngãi), tôi tự hào và nhớ lắm hình ảnh con rồng có mắt nhìn lại phía sau. Nhìn lại phía sau, nhìn lại quá khứ, nhìn lại quê hương xứ sở, nhìn lại để có những bước phát triển trong tương lai.

Tiến sĩ – Đạo diễn Hoàng Dun

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)