Theo kinh nghiệm của tôi về mặt tâm lý, trước khi thi thí sinh phải kiểm tra các thủ tục dự thi hợp lý, không có sự cố nào và phải làm quen với địa điểm thi, phòng thi. Từ đó thí sinh không phải vội vàng, ảnh hưởng đến tâm lý bất an.
Trước khi thi không nên học quá khuya, ngủ trước 24g và dậy lúc 6g sáng để giữ nhịp độ sinh hoạt cơ thể bình thường.
ThS tâm lý học Bùi Văn Vân (trái) tư vấn tâm lý học sinh trong hội chợ tư vấn tuyển sinh của báo Tuổi Trẻ tổ chức ở Đà Nẵng – Ảnh: VIỆT HÙNG
|
Đặc biệt, thời tiết miền Trung mùa thi nóng và hanh, thí sinh cần uống nhiều nước, cảnh giác với nước đá, đội mũ tránh nóng khi ra đường, không nên dùng thuốc bổ thần kinh khi không có đơn bác sĩ bởi dùng thuốc không giỏi lên được, học không hiệu quả hơn.
Thí sinh nên đơn giản hóa thi cử, giữ sức khỏe ổn định, minh mẫn để tránh áp lực kỳ thi, tránh sự căng thẳng, lo lắng đến mất ngủ không cần thiết. Ngoài con đường thi vào ĐH vẫn còn nhiều lối khác để vào đời thành công, vì vậy thí sinh cần bình tĩnh và xem cuộc thi này như những đợt thi bình thường, khi đó làm bài sẽ hiệu quả hơn và tránh sai sót không đáng, chán chường khi không thi được môn đầu tiên.
Trong lúc thi, câu dễ làm trước, khó làm sau để gây cảm xúc thành công ban đầu, những câu sau sẽ dễ dàng làm hơn. Nếu căng thẳng nên bình tĩnh và bỏ bút xuống, thở sâu và dùng ngón trỏ tay này ấn vào lòng bàn tay bên kia.
Mặt khác, phụ huynh nên quan tâm nhiều đến dinh dưỡng cho các em, bồi bổ các loại rau và trái cây giúp trí nhớ, tránh căng thẳng, tránh tạo thêm áp lực cho con em. Trong thời gian ôn thi và đi thi, người thân thí sinh cần có sự quan tâm chăm sóc, giúp đỡ, tạo sự tự tin, động viên con em tập luyện thể thao để thi có kết quả.
V.HÙNG ghi (TTO)
Bình luận (0)